TP HCM chấn chỉnh hoạt động trường tư thục, quốc tế

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
(PLVN) - Sở GD&ĐT TPHCM mới có văn bản về việc chấn chỉnh tình hình hoạt động giáo dục các trường ngoài công lập trên địa bàn thành phố.

Tại văn bản, Sở GD&ĐT TP HCM yêu cầu các đơn vị này chỉ được tổ chức hoạt động giáo dục sau khi được Sở cho phép hoạt động giáo dục, đảm bảo tổ chức hoạt động đúng với các nội dung được cấp phép.

Đối với trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài, khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục, đơn vị thực hiện hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục. Sau khi được cho phép hoạt động giáo dục, đơn vị tổ chức hoạt động theo quy định hiện hành.

Khi có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung, thay đổi về một trong các nội dung được cấp phép, đơn vị phải thực hiện hồ sơ đăng ký điều chỉnh và gửi về Sở GD-ĐT xem xét và thẩm định quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

Đối với trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT loại hình tư thục (vốn trong nước và vốn nước ngoài). Đối với trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT loại hình tư thục (vốn trong nước).

Khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo, đơn vị thực hiện hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục. Sau thời hạn 2 năm, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường trung học (vốn trong nước) không được cho phép hoạt động giáo dục, Sở GD&ĐT báo cáo UBND TP quyết định hủy bỏ quyết định cho phép thành lập trường.

Đối với trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục, đơn vị thực hiện hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục.

Sau thời hạn 2 năm kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cho phép hoạt động giáo dục, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hết hiệu lực.

Khi có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung, thay đổi về một trong các nội dung được cấp phép (địa điểm hoạt động giáo dục, nội dung hoạt động giáo dục...), đơn vị phải thực hiện hồ sơ đăng ký điều chỉnh và gửi về Sở GD&ĐT xem xét và thẩm định quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện hồ sơ gia hạn thời gian hoạt động giáo dục trong thời hạn 6 tháng trước khi quyết định cho phép hoạt động giáo dục hết hiệu lực thi hành.

Về tổ chức hoạt động sau khi được cấp phép hoạt động giáo dục, sở yêu cầu trường phổ thông tư thục xây dựng cơ cấu tổ chức theo quy định, cụ thể: phải có hội đồng trường, ban kiểm soát, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật...

Sở GD&ĐT TP HCM cũng yêu cầu tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ được đào tạo và chuẩn nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học được quy định, phải bảo đảm tỷ lệ ít nhất 40% giáo viên cơ hữu so với tổng số giáo viên theo quy định.

Thực hiện ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng, giải quyết các chế độ về ngày nghỉ của người lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động. Thực hiện chế độ đóng bảo hiểm xã hội, mở, đóng sổ đúng theo quy định, đăng ký giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài công tác tại đơn vị theo quy định.

Nhà trường treo biển tên trường đúng tên được ghi trong quyết định cho phép thành lập của UBND TP HCM, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất được an toàn cho học sinh.

Trường phải triển khai dạy học chương trình nước ngoài sau khi nhận được đầy đủ quyết định phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp do Bộ GD&ĐT tạo cấp và quyết định phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do Sở GD&ĐT cấp.

Sở yêu cầu các trường không tổ chức quảng cáo và tuyển sinh tại địa điểm chưa được cấp phép hoạt động giáo dục, tuyển sinh số lượng đúng với số lượng Sở GD-ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm về việc tuyển sinh không đúng quy định.

Thực hiện theo quy về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, kê khai giá dịch vụ giáo dục.

Ngoài ra, nhà trường phải tách biệt hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động của nhà trường về huy động vốn, phát hành trái phiếu, ký hợp tác đầu tư tài chính, thành lập công đoàn cơ sở, sử dụng con dấu nhà trường đúng mục đích.

Đối với các trường mầm non, trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải xây dựng cơ cấu tổ chức theo quy định. Trường hợp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là người biệt phái từ các nước phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành về miễn giấy phép lao động.

Các trường phải đảm bảo tổ chức dạy học theo đúng với chương trình được ghi tại Quyết định cho phép hoạt động giáo dục của Sở GD&ĐT. Thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài. Học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.