Tổng thống Peru đối mặt cáo buộc tham nhũng

Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski
Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski
(PLO) -Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski không những bác bỏ mọi liên quan tới vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn xây dựng Brazil Odebrecht, mà còn yêu cầu cơ quan chức năng nước này phải điều tra và làm sáng tỏ những cáo buộc kể trên. 

Bởi trước đó, một thẩm phán Peru đã yêu cầu điều tra xung quanh cáo buộc tham nhũng có liên quan tới ông Pedro Pablo Kuczynski.

Từng nhận hối lộ?

Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski khẳng định (26-12-2016), thông tin về việc Odebrecht từng hối lộ ông khi làm Thủ tướng dưới thời Tổng thống Alejandro Toledo để giành hợp đồng cách đây 10 năm là không có căn cứ.

Thông tin kể trên được đưa ra ít ngày sau khi Odebrecht (Tập đoàn xây dựng hàng đầu ở Brazil và lớn nhất Mỹ Latinh) thừa nhận đã hối lộ 29 triệu USD để giành các hợp đồng trong giai đoạn 2005-2014 tại Peru, dưới thời Tổng thống Alejandro Toledo (2001-2006), Tổng thống Alan Garcia (2006-2011) và Tổng thống Ollanta Humala (2011-tháng 7/2016).

Ngoài bác bỏ cáo buộc của Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski, 3 cựu Tổng thống kể trên đều tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng để chứng minh sự trong sạch của mình.

Cùng ngày 26-12-2016, hai con trai của cựu Tổng thống Panama Ricardo Martinelli là Ricardo Martinelli Linares và Luis Enrique Martinelli Linares cũng đã phủ nhận cáo buộc nhận 6 triệu USD từ Odebrecht.

Theo đó, thông tin liên quan đến việc họ nhận 6 triệu USD để đổi lại những đảm bảo cho các hợp đồng lớn của Odebrecht là vô căn cứ. Nhưng theo giới truyền thông, số tiền kể trên đã được dùng để hối lộ cựu Tổng thống Panama (đang sống lưu vong tại thành phố Miami, bang Florida, Mỹ), khi ông Ricardo Martinelli nắm quyền trong giai đoạn 2009-2014.

Và thông tin này xuất hiện sau khi cựu Giám đốc Odebrecht Luiz Eduardo Soares khai báo: tiền "hoa hồng" đã được chi cho 2 con trai của cựu Tổng thống Ricardo Martinelli. Chính phủ Panama tuyên bố, sẽ trừng phạt bất cứ ai đã nhận hối lộ từ Odebrecht. Theo thống kê, trong 10 năm qua, Odebrecht đã giành được nhiều hợp đồng xây dựng với tổng giá trị 10 tỷ USD. 

Lũng đoạn chính phủ

Giới truyền thông vừa dẫn thông cáo công bố hôm 21-12-2016 của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, Odebrecht đã điều hành một mạng lưới đưa hối lộ khổng lồ, có một không hai trong suốt một thập kỷ để giành hợp đồng trong quá trình đấu thầu các dự án.

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ, Odebrecht đã hối lộ hàng trăm triệu USD để giành hợp đồng từ 9 đối thủ đến từ các nước Mỹ Latinh và tập đoàn này đã chi hơn 59 triệu USD cho các quan chức Panama trong giai đoạn 2010-2014 để nhận hợp đồng trị giá 175 triệu USD. Theo giới truyền thông, Odebrecht đã hối lộ cho các quan chức chính phủ tại Mỹ, Thụy Sĩ và Brazil.

Bộ Tư pháp Mỹ coi đây là vụ tham nhũng lớn nhất mà cơ quan tư pháp nước này từng thụ lý có liên quan tới một tập đoàn nước ngoài. Và theo phán quyết mới được Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra, Odebrecht bị phạt tới 2,6 tỷ USD. Ban đầu số tiền phạt dành cho Odebrecht lên tới 4,5 tỷ USD, nhưng tập đoàn này đã thương đàm để xuống còn 2,6 tỷ USD. Thụy Sĩ và Mỹ sẽ nhận 20% tổng số tiền phạt kể trên, 80% còn lại thuộc về Brazil. 

Theo giới truyền thông, Odebrecht đã phải bán một phần tài sản trị giá 3,2 tỷ USD (để trả một phần trong khoản nợ 25 tỷ USD tập đoàn này) nhằm vượt qua vụ bê bối tham nhũng liên quan đến Tập đoàn dầu khí quốc gia Brazil Petrobras. Điều đáng nói là bê bối tại Odebrecht có quan hệ mật thiết với Petrobras.

Gần 1 năm trước (28-3-2016), Thẩm phán liên bang Brazil Sergio Moro đã nộp lên Tòa án Tối cao nước này tất cả số tài liệu thu được tại trụ sở chính của Odebrecht. Theo đó, Odebrecht đã hối lộ các cá nhân sở hữu đặc quyền được miễn truy cứu và chỉ Tòa án Tối cao mới có quyền điều tra họ.

Được biết, cảnh sát liên bang Brazil đã bắt hàng chục lãnh đạo của Odebrecht để phục vụ điều tra vụ tham nhũng “khủng” tại Petrobras. Giới truyền thông cho biết, tuyên bố của cựu Chủ tịch Odebrecht, ông Marcelo Odebrecht, người đang chịu án tù 19 năm vì tội tham nhũng đang khiến dư luận quan tâm khi quyết định tiết lộ chi tiết về các khoản hối lộ của tập đoàn này. Việc này diễn ra cùng thời điểm cảnh sát công bố tài liệu thu được sau khi khám xét trụ sở chính của Odebrecht, trong đó có danh sách gồm 200 chính trị gia thuộc 18 đảng ở Brazil.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.