Tổng thống Brazil “quyết đấu” với phe đối lập

Chủ tịch Hạ viện Brazil Eduardo Cunha.
Chủ tịch Hạ viện Brazil Eduardo Cunha.
(PLO) - Quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hạ viện, ông Eduardo Cunha hôm 5/5 của Tòa án Tối cao Brazil được coi là “phát súng” khai hỏa cuộc quyết đấu mới giữa Tổng thống Dilma Rousseff với phe đối lập. Và việc này diễn ra trước khi Thượng viện chính thức tiến hành bỏ phiếu trong ngày 10/5 đối với bà Dilma Rousseff. 

Thượng viện đã bầu một Ủy ban đặc biệt gồm 21 thành viên, có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ do Hạ viện trình lên. Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha được coi là người cầm đầu âm mưu phế truất bà Dilma Rousseff và việc thúc đẩy vụ xét xử nữ Tổng thống nhằm đánh lạc hướng dư luận trong vụ điều tra ông có dính líu tới tham nhũng. 

Vai trò của Tổng công tố Rodrigo Janot

Theo quyết định hôm 5/5 của Tòa án Tối cao, ông Eduardo Cunha bị đình chỉ vì bị cáo buộc có liên quan tới vụ tham nhũng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrobras. Việc này diễn ra sau khi Tổng công tố Rodrigo Janot gửi đơn khuyến nghị, tố cáo ông Eduardo Cunha dính líu đến một đường dây tội phạm có tổ chức liên quan tới vụ bê bối tại Cty điện lực Furnas. Thậm chí trong đơn gửi Tòa án Tối cao, Tổng công tố Rodrigo Janot còn tuyên bố “ông Eduardo Cunha đã sử dụng phòng làm việc vào mục đích bất chính nhằm ngăn cản cuộc điều tra đối với mình” và yêu cầu mở cuộc điều tra để thu thập bằng chứng xung quanh vụ tham nhũng ở Furnas. Đơn còn nêu rõ, ông Eduardo Cunha phải trình diện trước tòa trong vòng 90 ngày, nếu chính thức bị khởi kiện. 

Những cáo buộc kể trên xuất hiện sau khi cơ quan chức năng có bằng chứng (theo lời khai của Thượng nghị sỹ Delcidio do Amaral, người bị bắt hồi tháng 11/2015 vì liên quan tới vụ tham nhũng tại Petrobras) cho thấy, Công ty điện lực Furnas từng hối lộ các chính trị gia để trúng thầu dự án và khai khống chi phí của những dự án này. Trước đó (đầu tháng 4), ông Eduardo Cunha bị cáo buộc nhận hơn 5 triệu USD, tiền hối lộ để Samsung Heavy Industries và Mitsui giành hợp đồng thuê 2 giàn khoan dầu của Petrobras năm 2012. Từ tháng 10/2015, khoảng 30 nghị sỹ đã yêu cầu ông Eduardo Cunha từ chức vì bị tình nghi nhận hối lộ của Petrobras. Và cơ quan điều tra cũng đã phát hiện 5 tài khoản của ông Eduardo Cunha, cùng người thân tại ngân hàng Thụy Sĩ, trong đó có nhiều khoản thu bất chính. 

Mấy ngày trước, Tổng công tố Rodrigo Janot đã yêu cầu mở cuộc điều tra đối với Thượng nghị sỹ Aecio Neves, Chủ tịch đảng Xã hội dân chủ (PSDB) đối lập, với cáo buộc tham nhũng - nhận nhiều khoản tài chính phi pháp từ Petrobras để tài trợ cho chiến dịch tranh cử của PSDB. Tổng công tố Rodrigo Janot còn yêu cầu điều tra 3 thành viên của đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMBD), bị tình nghi nhận hối lộ trong thời gian xây dựng đập thủy điện Belo Monte thuộc bang Para, trong đó có thủ lĩnh PMDB tại Thượng viện, Nghị sỹ Renan Calheiros.

Tổng thống Dilma Rousseff (phải) và Phó Tổng thống Michel Temer.

Tổng thống Dilma Rousseff (phải) và Phó Tổng thống Michel Temer.

Ông Rodrigo Janot còn đề nghị Tòa án Tối cao cho mở rộng điều tra vụ tham nhũng ở Petrobras. Và nếu yêu cầu được chấp thuận, sẽ có hơn 70 người bị điều tra. Trong số những người sẽ bị điều tra có cựu Tổng thống Lula da Silva, 3 thành viên nội các của Tổng thống Dilma Rousseff - Chánh Văn phòng Jaques Wagner, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Tổng thống Ricardo Berzoini và Bộ trưởng Thông tin xã hội Edinho Silva (phụ trách tài chính trong chiến dịch tái tranh cử của bà Dilma Rousseff năm 2014).

Theo tờ Estado de S. Paulo, ông Rodrigo Janot đã tố cáo cựu Tổng thống Lula da Silva từng ngăn cản cựu Giám đốc Petrobras, ông Nestor Cervero hợp tác điều tra. Trước đó (25/4), ông Lula da Silva tuyên bố, sẽ đấu tranh chống lại “cuộc đảo chính” của phe đối lập tại Quốc hội nhằm phế truất bà Dilma Rousseff, đồng thời khẳng định Công đảng cầm quyền sẽ không thừa nhận một chính phủ không được bầu hợp pháp. Đây là tuyên bố đầu tiên của ông Lula da Silva, người sáng lập Công đảng, sau khi Hạ viện bỏ phiếu (hôm 17/4) thông qua việc xem xét luận tội Tổng thống Dilma Rousseff. Ông Lula de Silva còn tố cáo giới “tinh hoa” Brazil âm mưu lật đổ bà Dilma Rousseff và phá hoại nền dân chủ. 

Tiên hạ thủ vi cường

Thẩm phán Tòa án Tối cao Teori Zavascki tiết lộ, đang làm rõ các cuộc điện thoại được ghi lại giữa bà Dilma Rousseff và cựu Tổng thống Lula da Silva, nhưng chưa công khai việc này bởi những cuộc gọi kể trên hiện là “bí mật quốc gia”. 

Về phần mình, ngày 4/5, Tổng thống Dilma Rousseff đã bác bỏ mọi cáo buộc liên quan tới vụ tham nhũng ở Petrobras, sau khi Tổng công tố Rodrigo Janot đề nghị Tòa án Tối cao điều tra người đứng đầu Nhà nước. Tổng thống Dilma Rousseff cho rằng, cuộc điều tra của Tòa án Tối cao sẽ cho thấy bà không liên quan tới vụ tham nhũng ở Petrobras và những cáo buộc của Thượng nghị sỹ Delcidio do Amaral (cựu thủ lĩnh của Công đảng cầm quyền ở Quốc hội), chống lại mình hoàn toàn giả dối.

Đồng thời phản đối việc không nhận được thông báo về quyết định yêu cầu Tòa án tối cao điều tra của Tổng công tố Rodrigo Janot - chỉ biết sau khi báo chí đưa tin. Theo bà Dilma Rousseff, đây là hành động rò rỉ thông tin nguy hiểm. Trước đó (1/5), khi phát biểu trước những người ủng hộ tham gia diễu hành nhân Ngày Quốc tế lao động ở thành phố Sao Paulo, bà Dilma Rousseff khuyến cáo, việc phế truất Tổng thống sẽ dẫn tới nguy cơ loại bỏ các qui tắc lao động đang bảo vệ hàng triệu công nhân tại nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh.

Ngày 3/5, tờ Globo News đưa tin, đây được coi là một phần của cuộc điều tra tham nhũng lớn có liên quan tới Petrobras. Đồng thời cho biết, Tổng thống Dilma Rousseff đang xem xét khả năng tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn trong bối cảnh bà đứng trước nguy cơ bị Quốc hội bãi nhiệm. Và nếu việc này diễn ra - tổng tuyển cử sớm vào ngày 2/10, Phó Tổng thống Michel Temer sẽ không thể trở thành Tổng thống lâm thời.

Bà Dilma Rousseff thậm chí còn gọi Phó Tổng thống là “kẻ phản bội”, và đặc biệt phẫn nộ về đoạn ghi âm bị rò rỉ hôm 11/4, bởi trong đó ông Michel Temer tập dượt bài phát biểu sau khi nữ Tổng thống bị luận tội. Ông Michel Temer và ông Eduardo Cunha đều là những nhà lãnh đạo của PMDB, chính đảng lớn nhất từng tham gia liên minh với chính phủ tới ngày 29/3 thì kết thúc. Bà Dilma Rousseff từng cáo buộc đây là âm mưu đảo chính và chỉ đích danh Phó Tổng thống Michel Temer và Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha là chủ mưu. 

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff.

Và những cáo buộc khác

Trong khi đó, Phó Tổng thống Michel Temer không nhận được sự ủng hộ của chính giới, cũng như dư luận xã hội. Và có nhiều ý kiến cho rằng, Brazil nên tiến hành tổng tuyển cử sớm thay vì bổ nhiệm Phó Tổng thống Michel Temer, nhằm giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng hiện nay ở Brazil.

Theo kết quả điều tra của Viện Ibope công bố mới đây cho thấy, có tới 62% người dân Brazil muốn tổ chức tổng tuyển cử trước hạn để khắc phục cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng hiện nay. Trước đó (28/4) tại hàng chục thành phố lớn như Sao Paulo, Rio de Janeiro, thủ đô Brasilia… những người đại diện cho 2 phong trào công nhân tại Brazil là Phong trào Công nhân không mái nhà (MTST) và Mặt trận Nhân dân không sợ hãi đã xuống đường để phản đối tiến trình luận tội Tổng thống Dilma Rousseff do phe đối lập khởi động. Và họ mang theo khẩu hiệu, biểu ngữ phản đối Phó Tổng thống Michel Temer.

Theo giới truyền thông, Phó Tổng thống Michel Temer đang tích cực chuẩn bị thành phần nội các lâm thời để tiếp quản chính phủ trong trường hợp bà Dilma Rousseff bị bãi nhiệm. Và ông Michel Temer dự định liên minh với đảng Xã hội dân chủ Brazil (PSDB) để thành lập tân chính phủ. Ngày 5/5, cơ quan bầu cử Brazil cho biết, nhiều khả năng ông Michel Temer sẽ không được quyền ra tranh cử chức Tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2018, do những vi phạm liên quan tới các khoản tiền của chiến dịch tranh cử năm 2014. Và đã ra quyết định phạt ông Michel Temer gần 23.000 USD do đã đóng góp số tiền nhiều hơn so với quy định của pháp luật trong chiến dịch tranh cử năm 2014. 

Giới truyền thông cho rằng, việc các công tố viên vừa tống đạt cáo buộc tham nhũng đối với chiến lược gia Joao Santana, người từng tham gia 2 chiến dịch tranh cử của Tổng thống Dilma Rousseff hồi năm 2010 và năm 2014, càng khiến cho vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrobras và chính trường Brazil càng thêm phức tạp. Bởi ngoài ông Joao Santana, còn có 16 đối tượng khác cũng bị cáo buộc tương tự.

Và theo Công tố viên Deltan Dallagnil, ông Joao Santana (bị bắt hồi tháng 2, từng là cố vấn cho cựu Tổng thống Lula da Silva) bị cáo buộc nhận hối lộ từ Công ty xây lắp Odebrecht và một số khoản tiền hối lộ khác trong các hợp đồng của nhiều doanh nghiệp lớn như Petrobras, Công ty đóng tàu Sete Brasil và Công ty khai thác dầu mỏ Keppel Fels thuộc Tập đoàn Keppel của Singapore.

Dư luận nhận định, vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras cùng những hé lộ về các chính trị gia có liên quan là nguyên nhân trực tiếp khiến người dân phẫn nộ và xuống đường biểu tình trong thời gian qua. Và những động thái kể trên diễn ra sau khi Thẩm phán Tòa án Bầu cử Brazil Thereza de Assis yêu cầu (20/4) thu thập các báo cáo quyết toán trong chiến dịch bầu cử năm 2014 có liên quan tới Tổng thống Dilma Rousseff và Phó Tổng thống Michel Temer…

Đọc thêm

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).
(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc trong ký ức một Anh hùng xe tăng

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cùng những người lính xe tăng Lữ đoàn 206 QK4. (Ảnh: BLL Lữ đoàn 273).
(PLVN) - Tôi hỏi ông, ngày cuối cùng của chiến tranh với ông thế nào? Ông nói: “Sau khi chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu địch, chúng tôi ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Sau đó, tôi ngồi một mình trên xe tăng nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về bố mẹ, anh chị em. Và việc tôi nghĩ nhiều nhất là sau này mình sẽ làm gì”...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.