Tổng lực ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh

Tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng, đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa
Tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng, đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đợt dịch COVID-19 thứ tư trở lại Việt Nam đã tạo ra áp lực lớn. Ngay từ khi bắt đầu có dịch bùng phát, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và Ban Chỉ đạo quốc gia đã thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra kịp thời, đúng hướng, quyết liệt, hiệu quả. 

Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp tục thể hiện tinh thần quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành. Đó là kiên định tinh thần “Chống dịch như chống giặc”; tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng, đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, nhanh chóng dập dịch, ổn định tình hình và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết; đồng thời Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp phù hợp, hiệu quả. 

Ngoài Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chủ trì chỉ đạo chung công tác phòng, chống dịch trên phạm vi toàn quốc; Thủ tướng đã phân công Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phối hợp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại TP. Hồ Chí Minh; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phối hợp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang.

Bản thân Thủ tướng Chính phủ đã đi kiểm tra tuyến biên giới Tây Nam, đích thân vào vùng dịch Bắc Giang không chỉ để động viên các lực lượng đã và đang chống dịch tại tâm dịch mà quan trọng hơn, nắm chắc tình hình, chỉ đạo sát thực tiễn. 

Cho đến nay, với nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép”, chúng ta không để đứt gãy các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tại các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất lớn. Rút kinh nghiệm từ Bắc Giang, đã có nhiều cách làm sáng tạo ở một số địa phương trong việc thực hiện các giải pháp để bảo đảm không xảy ra lây nhiễm trong các khu công nghiệp, từ khu công nghiệp ra cộng đồng và ngược lại...

Mặc dù cuộc chiến chống COVID-19 đang cam go, nhưng bước đầu đã có nhiều bài học. Trước hết, phải nắm chắc tình hình, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, đôn đốc đúng hướng, quyết liệt và hiệu quả. Hai là, việc tổ chức thực hiện phải nghiêm túc, đúng quy định kết hợp với việc chủ động, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện, tình hình cụ thể.

Ba là, huy động cả hệ thống chính trị, toàn xã hội vào cuộc để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Bốn là, kịp thời tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nhất là những vướng mắc liên quan đến thể chế, cơ chế, chính sách. Năm là, động viên, khích lệ và khen thưởng kịp thời; đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Mục tiêu cao nhất lúc này của cả hệ thống chính trị và toàn dân  là phải tập trung ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. 

Đọc thêm

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.

Thủ tục khởi kiện khi người vay tiền không trả?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thắng (Hải Phòng) hỏi: Bạn tôi có nhắn tin qua zalo vay tôi số tiền 50 triệu đồng và hứa sẽ trả trong vòng 1 tháng. Tôi đã chuyển khoản số tiền trên cho bạn vay nhưng đến nay sau 1 năm và nhiều lần tôi thúc giục bạn tôi vẫn không chịu trả số tiền này lại cho tôi, khiến tôi rất bức xức. Xin hỏi, trường hợp này tôi có thể khởi kiện bạn tôi vì không trả tiền vay cho tôi được không? Thủ tục khởi kiện như thế nào?

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri Quảng Ninh và Đồng Nai

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Quốc phòng vừa có phản hồi các kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh và Đồng Nai liên quan đến chế độ đãi ngộ cho sĩ quan công tác tại vùng biên giới và chính sách hỗ trợ người dân sinh sống tại hải đảo. Theo đó, các chính sách hiện hành đã thể hiện sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng vũ trang và người dân ở các vùng biển đảo.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.