Toàn Ngành BHXH Việt Nam đạt các kết quả nổi bật, tạo đà hoàn thành tốt nhiệm vụ năm

6 tháng đầu năm 2024, toàn Ngành BHXH Việt Nam đạt các kết quả nổi bật, tạo đà hoàn thành tốt nhiệm vụ năm.
6 tháng đầu năm 2024, toàn Ngành BHXH Việt Nam đạt các kết quả nổi bật, tạo đà hoàn thành tốt nhiệm vụ năm.
(PLVN) - Chiều qua (9/7), Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 6 tháng đầu năm 2024.

Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam đã có báo cáo đánh giá tổng thể về kết quả công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai nhiệm vụ trong toàn Ngành 6 tháng đầu năm 2024.

Theo đó, toàn Ngành BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng, sửa đổi chính sách, pháp luật BHXH, BHTN, BHYT; chủ động, tích cực trong việc tham gia xây dựng, sửa đổi các dự luật quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT.

Đặc biệt ngày 29/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật BHXH (sửa đổi). Các ý kiến tham gia của BHXH Việt Nam được đại đa số đại biểu Quốc hội đồng tình, biểu quyết tán thành và được đưa vào dự thảo Luật, đây là sự ghi nhận của Chính phủ, Quốc hội và Nhân dân đối với tâm huyết, nỗ lực của Ngành BHXH Việt Nam trong việc đóng góp, xây dựng hệ thống chính sách BHXH toàn diện; hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Trong đó, một số kết quả tích cực và có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 như: Số người tham gia BHXH là 18,305 triệu người; đạt tỷ lệ bao phủ là 39,05%, tăng 1,164 triệu người so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Số người tham gia BHXH bắt buộc là 16,678 triệu người; số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,627 triệu người. Số người tham gia BHTN là 14,965 triệu người; đạt tỷ lệ bao phủ là 31,93% lực lượng lao động trong độ tuổi; tăng 955 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Số người tham gia BHYT là 92,131 triệu người; đạt tỷ lệ bao phủ là 91,86% dân số; tăng 1,225 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2024 tăng 19.870 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT ngày càng hiệu quả bài bản, chuyên nghiệp, truyền tải kịp thời, chính xác, có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội.

Công tác giải quyết, thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN luôn được đảm bảo đầy đủ, kịp thời tới từng người tham gia, thụ hưởng, qua đó đã góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của NLĐ. Công tác thực hiện chính sách BHYT triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; kiểm soát chặt chẽ, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng quỹ BHYT trong điều kiện các nguồn lực có hạn, đảm bảo chi đúng, chi đủ, phục vụ kịp thời các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (KCB), chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân và đảm bảo quyền lợi của người tham gia, tập trung mọi nguồn lực cho KCB, đặc biệt là các bệnh hiếm, bệnh mạn tính, bệnh hiểm nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn…

Lãnh đạo BHXH: Hải Phòng, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Thuận và TP.Hồ Chí Minh cũng đã báo cáo tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024; đồng thời nêu các khó khăn và giải pháp triển khai thời gian tới.

BHXH các địa phương cũng xác định trong công tác thu tiếp tục tập trung bám sát đơn vị sử dụng lao động, phối hợp chặt chẽ với các ngành, tổ chức hội nghị đôn đốc, tăng cường thanh tra đột xuất với các đơn vị chậm đóng…

Về phát triển người tham gia, các đơn vị sẽ bám sát kịch bản của Ngành, khai thác dữ liệu thuế, hợp tác xã, tổ chức hội nghị khách hàng, hội nghị nhóm nhỏ đến từng thôn xóm...

BHXH các địa phương cũng kiến nghị, BHXH Việt Nam tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các giải pháp trong công tác thu, phát triển người tham gia, KCB BHYT, đồng bộ dữ liệu…

Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam đã có những đánh giá, hướng dẫn, định hướng giải pháp để BHXH các tỉnh, thành phố cần tập trung triển khai trong thời gian tới.

Ông Dương Văn Hào, Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ đề nghị, BHXH các tỉnh, thành phố bám sát các chỉ đạo của BHXH Việt Nam, tham mưu tăng cường hoạt động của các Ban chỉ đạo về thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn; tập trung rà soát các dữ liệu, xác định các nhóm giảm để tập trung đôn đốc, vận động; bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ…

Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện Chính sách BHYT cũng đề nghị, BHXH các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát chi phí KCB BHYT trong những tháng cuối năm; đồng thời phối hợp đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế, phục vụ tốt nhất nhu cầu KCB của người dân…

Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng quản lý BHXH Nguyễn Văn Cường cho biết, Luật BHXH (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ năm 2025, trong đó có nhiều thay đổi lớn về cơ chế chính sách, nhất là về chính sách BHXH tự nguyện. Vì vậy, BHXH Việt Nam cần chủ động truyền thông đi trước một bước để người dân hiểu được ưu điểm của những thay đổi chính sách mới, quyền lợi hưởng mở rộng để khi Luật có hiệu lực người dân đã hiểu, đã biết rồi thì công tác tổ chức triển khai đồng bộ sẽ góp phần phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ngày một đông đảo hơn, khi “dư địa” còn rất lớn thì chính sách an sinh xã hội sẽ đi vào cuộc sống việc phát triển BHXH tự nguyện sẽ đạt kỳ vọng (hiện mới chỉ phát triển đạt hơn 3%).

BHXH Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cấp, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu của Ngành, tiến tới thực hiện BHXH số, đảm bảo tốt công tác quản lý, phát triển Ngành, phát triển người tham gia, tiết kiệm được chi phí trong chi trả lương hưu cũng như công tác tài chính.

Cơ quan Thanh tra BHXH Việt Nam đã được thành lập vì vậy, thời gian tới, BHXH Việt Nam cần tăng cường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra cũng như công tác giám định các cơ sở y tế KCB trên toàn quốc; có các giải pháp kịp thời quản lý chặt chẽ, đúng quy định Quỹ BHYT, tránh vượt dự toán năm 2024, trong điều kiện nguồn kết dư của Quỹ BHYT còn rất hạn chế.

BHXH Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công đầu tư các quỹ đúng quy định, bảo đảm an toàn, linh hoạt và hiệu quả, góp phần kết dư lớn, đảm bảo các quỹ phát triển ổn định, bền vững trong tương lai.

Đồng thời, BHXH Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương thức không dùng tiền mặt (ATM). Nội dung này đã được Nghị quyết Hội đồng Quản lý BHXH thông qua từ năm 2022. Kết quả BHXH Việt Nam đạt được trong công tác này thời gian qua là rất tích cực, tuy nhiên cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, tiến tới chi trả phi tiền mặt. Chi trả qua ATM mang lại rất nhiều lợi ích, tiết kiệm được chi phí của các đơn vị trung gian và đảm bảo chi trả kịp thời.

Ông Nguyễn Văn Cường đề nghị, ngày 01/8/2024, Luật Đất đai có hiệu lực, liên quan đến công tác quản lý tài sản công, đặc biệt là các trụ sở tại các tỉnh, vì vậy BHXH Việt Nam cần tiến hành rà soát tổng thể, đồng bộ, đảm bảo công tác bàn giao lại cho các địa phương quản lý sử dụng đúng quy định về quản lý tài sản công; đồng thời, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn quỹ. Với các tài sản chưa hết khấu hao khi bàn giao lại cho địa phương cần cố gắng thu hồi lại số vốn đầu tư.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh ghi nhận, đánh giá cao kết quả toàn Ngành đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024. Các đơn vị trực thuộc, BHXH các địa phương cùng với công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, quyết tâm, chủ động triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đạt được nhiều kết quả toàn diện; các chỉ tiêu bao phủ BHXH, BHTN, BHYT cơ bản đều tăng so với cùng kỳ năm 2023; quyền lợi người tham gia được đảm bảo, ngày càng nhanh, thuận tiện; quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường cải cách TTHC, đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện nghiêm túc, hoàn thành đúng kế hoạch theo nội dung tại Đề án 06 của Chính phủ; tích cực xây dựng, sửa đổi các quy trình, quy chế; kỷ luật, kỷ cương trong toàn Ngành được đảm bảo…Đây là cơ sở, tạo đà để toàn Ngành tiếp tục triển khai tốt nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cũng yêu cầu, các đơn vị trực thuộc, BHXH các địa phương cần bám sát thực tiễn, dự báo từ sớm, từ xa các tình huống để chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo ở các cấp. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các báo cáo để ngày càng ngắn gọn, trọng tâm, dễ hiểu phục vụ tốt công tác chỉ đạo điều hành và thông tin, thuyết phục.

BHXH các địa phương cần bám sát các chỉ đạo của Ngành, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trên địa bàn trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam tiếp tục chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật BHXH, BHYT cho phù hợp; tiếp tục rà soát các quy trình nghiệp vụ, kịch bản điều hành của Ngành theo sát được thực tiễn, phòng chống rủi ro…

Về công tác thu, phát triển người tham gia cần tăng cường quản lý, không để sót các nhóm, nhất là các nhóm tiềm năng qua thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, đảm bảo thu đúng, thu đủ, quyết liệt trong giảm nợ. Toàn Ngành đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, dễ hiểu, hiệu quả theo từng thời điểm, vùng miền. Tiếp tục đảm bảo đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dân, người lao động, doanh nghiệp với tinh thần cải cách hành chính mạnh mẽ, thuận tiện.

Bên cạnh đó, toàn Ngành cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình quản lý, đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý thu, thanh quyết toán, tài sản công và đầu tư quỹ; tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 của Chính phủ, đảm bảo an toàn thông tin trong quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đào tạo nâng cao trình độ CCVC, người lao động, giỏi chuyên môn sâu, đi cùng tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, hành chính - công vụ, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ kết quả.

Đọc thêm

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

"Cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng: Nỗ lực đưa nữ sinh dân tộc thiểu số vươn ra thế giới

Cô giáo Hà Ánh Phượng với mô hình "Lớp học xuyên biên giới" tại Trường THPT Hương Cần.
(PLVN) - Không chỉ tích cực ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cho các em học sinh vùng miền núi, đặc biệt là trẻ em gái,  "cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng còn phụ trách và khởi xướng nhiều dự án hướng đến sự bình đẳng giới, có sức lan tỏa rộng rãi ở nhiều quốc gia.