Toàn cảnh kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Hình từ internet
Hình từ internet
(PLO) -Kỳ thi THPT quốc gia 2016 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4/7/2016 với 8 môn thi. Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), về cơ bản, Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 vẫn giữ ổn định như năm 2015 với một số điều chỉnh phù hợp. Hiện tại, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã cơ bản hoàn thành.

-Các mốc thời gian:

1/4 – 30/4: Đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia 2016

30/4 – 5/5: Thí sinh không được thay đổi cụm thi, các thông tin về môn thi đã đăng ký; Phản hồi các sai sót thông tin đăng ký dự thi nếu có.

10/6: Thông báo công khai những trường hợp thí sinh không đủ điều kiện dự thi

15/6: In và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh

30/6: Từ 8h, thí sinh làm thủ tục dự thi (nhận Thẻ dự thi, đính chính các sai sót nếu có)

1/7: Sáng thi Toán (180 phút), chiều thi Ngoại ngữ (90 phút)

2/7: Sáng thi Ngữ văn (180 phút), chiều thi Vật lí (90 phút)

3/7: Sáng thi Địa lí (180 phút), chiều thi Hóa học (90 phút)

4/7: Sáng thi Lịch sử (180 phút), chiều thi Sinh học (90 phút)

25/7: Hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT; Công bố kết quả tốt nghiệp THPT

25/7 – 27/7: Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời; Trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.

27/7 – 30/7: In và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh có đăng ký dự tuyển để xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng; Thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo kể từ ngày công bố kết quả thi.

1/8 – 12/8: Thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1. Thí sinh đăng ký xét tuyển tối đa 2 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành.

Trước 15/8: Công bố điểm trúng tuyển đợt 1

Trước 17h ngày 17/8: Thí sinh trúng tuyển đợt 1 nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nhập học

21/8 – 31/8: Nhận đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1. Thí sinh xét tuyển tối đa 3 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành.

Trước 5/9: Công bố điểm trúng tuyển bổ sung đợt 1

Trước 7/9: Thí sinh trúng tuyển bổ sung đợt 1 nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nhập học

11/9 – 21/9: Nhận đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 2. Chậm nhất ngày 24/9 công bố điểm trúng tuyển bổ sung đợt 2.

Trước 17h ngày 26/9: Thí sinh trúng tuyển bổ sung đợt 2 nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nhập học.

Trước 20/10: Các trường kết thúc xét tuyển bổ sung đối với bậc Đại học

Trước 15/11: Các trường kết thúc xét tuyển bổ sung đối với bậc Cao đẳng

-Bỏ quy định đợt sau phải có điểm cao hơn đợt trước

Trong các năm trước, Bộ GD&ĐT luôn có quy định từ đợt xét tuyển sau (Từ nguyện vọng 2) điểm xét tuyển không thấp hơn điểm xét tuyển nguyện vọng trước. Quy định mới năm 2016 sẽ rộng mở cơ hội cho học sinh vào đại học cũng như các trường dễ dàng hơn trong tuyển sinh. 

Về cụm thi: 

Năm nay, toàn quốc có 120 cụm thi, trong đó 70 cụm thi do các trường ĐH chủ trì, dành cho thí sinh dự thi để công nhận tốt nghiệp và xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ và 50 cụm thi do các Sở GD&ĐT chủ trì. 

Về hình thức công bố điểm thi tốt nghiệp: 

Nếu như năm 2015, điểm thi được công bố tại nơi đăng ký dự thi, trên website của Bộ GD&ĐT, các báo điện tử đăng ký kết nối kết quả với Bộ GD&ĐT, thì năm 2016, điểm thi tốt nghiệp THPT được công bố tại mỗi cụm thi nói trên.

Về giấy chứng nhận kết quả thi: 

Năm 2015 có một bản chính và 3 bản sao, mỗi bản có mã vạch riêng nhận dạng dùng đăng ký xét tuyển, bản chính nộp một trường đỗ và quyết định học. Năm 2016, giấy chứng nhận kết quả thi có một bản duy nhất, trả trước 1/8, trong đó có mã đăng ký xét tuyển, một mã dùng cho tất cả các đợt, bản chính cũng nộp cho một trường đỗ và quyết định học.

-Lưu ý tránh “trượt oan”:

Thay đổi thông tin trước hôm thi

Khác với mọi năm, thí sinh được điều chỉnh và dự thi ngay trong buổi thi đầu tiên. Năm nay, thí sinh chỉ được giải quyết điều chỉnh thông tin, giấy báo thi trước ngày thi.

Thời điểm hiện tại, các thí sinh đã được nhận giấy báo thi tại các trường THPT hoặc các Sở GD&ĐT. Theo quy định, ngày 30/6, các thí sinh sẽ tới các điểm thi để nghe phổ biến quy chế thi, điều chỉnh lại một số thông tin sai lệch trong phiếu đăng ký dự thi. Cũng trong ngày 30/6, các trường hợp mất giấy báo thi cũng sẽ được cấp hoặc giải quyết để ngày 1/7 thí sinh được dự thi. 

Theo Bộ GD&ĐT, ngày đầu tiên làm thủ tục dự thi rất quan trọng đối với các thí sinh. Bởi đây là khâu cần thiết để thí sinh điều chỉnh các sai sót về họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, đối tượng ưu tiên có thể bị nhầm lẫn trong quá trình nhập liệu. Thông tin chỉ được điều chỉnh, bổ sung trong ngày 30/6, sau ngày này mọi thay đổi, bổ sung đều không có giá trị. Trong kỳ thi năm 2015, nhiều thí sinh đã bị trượt vì khai sai đối tượng, mất điểm ưu tiên… 

Chấp hành quy chế thi

Thí sinh cần có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó. Khi vào phòng thi, thí sinh phải trình thẻ dự thi cho cán bộ coi thi, ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình.

Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề thi, giấy thi, Phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay.

Không mang điện thoại di động

Quy định, thí sinh khi bị phát hiện mang điện thoại di động vào phòng thi dù dùng hay tắt nguồn vẫn bị lập biên bản, đình chỉ thi, không được xét tốt nghiệp. Kỳ thi THPT Quốc gia 2015, nhiều thí sinh bị đình chỉ thi vì việc này.

Theo quy chế thi THPT Quốc gia 2016, thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành); các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Thí sinh không được phép mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi. 

Đường dây nóng phản ánh tiêu cực

Bộ GD&ĐT đã công bố đường dây nóng nhằm tiếp nhận phản ánh tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia theo số 04.36231285; 01658528475. Theo Bộ GD&ĐT, công khai và tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng nhằm theo dõi sát thông tin của phụ huynh, của nhân dân để có phương án xử lý kịp thời, đảm bảo quyền lợi của thí sinh.

Bộ cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT, các trường đại học chủ trì cụm thi thành lập và công khai đường dây nóng trong suốt quá trình coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi, công bố kết quả thi để kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến kỳ thi./.

Đọc thêm

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.