Tổ chức Y tế thế giới công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu với virus corona

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ trì cuộc họp báo ở trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ chiều 30-1 (giờ địa phương) - Ảnh: REUTERS
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ trì cuộc họp báo ở trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ chiều 30-1 (giờ địa phương) - Ảnh: REUTERS
(PLVN) -Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) đối với sự lây lan của virus corona bên ngoài Trung Quốc, mô tả đây là “sự bùng phát chưa từng có tiền lệ”.

Cảnh báo khẩn cấp toàn cầu trên được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban Khẩn cấp về điều lệ y tế quốc tế (IHR) hôm 30/1, theo giờ Geveva, tức gần 3h sáng 31/1 (giờ VN). Đây là cuộc họp thứ ba trong vòng chỉ một tuần của ủy ban này.

Tổng số ca nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc lên tới 98 ca

Hiện có 9.480 ca nhiễm bệnh được xác nhận trên thế giới. Tổng số ca nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc lên tới 98 ca ở 18 nước. Số người tử vong được xác nhận cho tới nay là 213, tất cả đều ở Trung Quốc. Có 8 ca bên ngoài Trung Quốc lây từ người sang người, ở Đức, Nhật Bản, Việt Nam và Mỹ. Hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào bên ngoài Trung Quốc.

Cùng với việc công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, WHO ủng hộ những biện pháp mạnh mẽ mà Trung Quốc đang áp dụng để đối phó với virus corona. Nước này đã phong tỏa toàn tỉnh Hồ Bắc một cách hiệu quả giữa cao điểm của kỳ nghỉ năm mới. Tổng giám đốc WHO Tedros cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo chính sách "phản ứng phi thường trên cả nước". 

WHO đề cao sự tự tin đối với Trung Quốc, khẳng định ban bố ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu không phải là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Trung Quốc, ngược lại “WHO tiếp tục tin tưởng vào khả năng kiểm soát bùng phát dịch của Trung Quốc”.

Hiện có 9.480 ca nhiễm bệnh được xác nhận trên thế giới
 Hiện có 9.480 ca nhiễm bệnh được xác nhận trên thế giới

Thế nào là tình trạng khẩn cấp toàn cầu?

Trước đây trong lịch sử, WHO mới chỉ 5 lần tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế, bao gồm các trường hợp: đối phó với dịch cúm năm 2009, bệnh bại liệt bùng phát trở lại vào năm 2014, dịch Ebola ở Tây Phi cùng năm 2014, dịch virus Zika năm 2016 và dịch Ebola bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Congo năm 2019.

Tuyên bố của WHO không mang giá trị về pháp lý nhưng đây là lời cảnh báo từ cơ quan tư vấn sức khỏe hàng đầu thế giới đến tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc về tình hình nghiêm trọng hiện nay. Theo đó, các nước sẽ tự đưa ra quyết định có nên đóng cửa biên giới, hủy chuyến bay, sàng lọc hành khách tại sân bay hoặc thực hiện những biện pháp bảo vệ khác.

Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp cũng tăng thêm tính cấp bách cho bất kỳ đề nghị hỗ trợ kinh phí nào của WHO. Cho đến nay, các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất - Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam - vẫn đủ khả năng tự chi trả cho cuộc chiến chống lại virus corona.

Trong đợt dịch Ebola tại Tây Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo đã phải viện đến số lượng lớn kinh phí hỗ trợ để chống bệnh dịch bùng phát. Đây cũng là một trong những lý do khiến WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế.

Việc công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu chỉ được thực hiện khi tình hình đã thực sự nghiêm trọng. Với WHO, tuyên bố tình trạng khẩn cấp luôn là một quyết định khó khăn, vì đóng cửa biên giới và hủy nhiều chuyến bay có thể làm xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người khỏe mạnh gần điểm khởi phát dịch bệnh và khiến kinh tế trì trệ.

Trong trường hợp xấu nhất, nguồn cung cấp thực phẩm và thuốc men có thể cạn kiệt, gây ra làn sóng hoảng loạn lan rộng, thậm chí còn có hậu quả lớn hơn chính dịch bệnh. Chính vì thế mà tuần trước, tại WHO đã có hai luồng ý kiến trái chiều về vấn đề này và tại 2 lần họp vào tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từ chối ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi cho rằng còn thiếu bằng chứng lây truyền từ người sang người bên ngoài Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.