Tổ chức tín dụng được chủ động trong việc cơ cấu lại nợ

Phó Thống dốc NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo
Phó Thống dốc NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo
(PLVN) - Thay vì các điều kiện gò bó như trước đây, các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ được chủ động trong việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ...

Chiều nay 12/3, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thông tin một số nội dung cơ bản của Thông tư quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNN) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 .

Thông tư được NHNN gấp rút ban hành nhằm nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. 

Thông tư gồm 03 Chương và 10 Điều và có hiệu lực ngay từ ngày mai - 13/3/2020.

Về phạm vi nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19,  Thông tư quy định nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn - đã được sửa đổi, bổ sung) đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19;  Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Trọng Du, Phó chánh thanh tra, Cơ quan thanh tra giám sát NHNN cho biết, TCTD, CNNHNN có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để xác định số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịnh Covid-19, trong đó phải có tiêu chí khách hàng bị sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19. 

Về miễn, giảm lãi, phí, Thông tư quy định TCTD, CNNHNN quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu DN) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.

Về giữ nguyên nhóm nợ, Thông tư quy địnhTCTD, CNNHNN được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của NHNN tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 trong thời gian cơ cấu lại (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định Thông tư này và TCTD, CNNHNN phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo thời hạn đã được cơ cấu lại theo quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, CNNHNN mà không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

“Tinh thần chung là NHNN giao quyền chủ động cho các TCTD, bởi TCTD là người quyết định cho vay thì cũng được chủ động cơ cấu lại nợ, kể cả  miễn giảm hay giữ nguyên nhóm nợ. Tuy nhiên, Thông tư cũng đặt ra câu chuyện, đã ưu đãi,tạo thuận lợi hơn thì phải đúng đối tượng, tránh việc chính sách bị lợi dụng…”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh tại cuộc họp báo.

Chính vì vậy, Thông tư cũng quy định rất cụ thể trách nhiệm của tổ TCTD, CNNHNN phải ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN trong việc thanh tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình TCTD, CNNHNN thực hiện Thông tư.

Tại buổi họp báo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng cho biết, NHNN đang nghiên cứu tiếp tục giảm lãi suất điều hành, giảm phí để giảm chi phí cho các TCTD, qua đó hỗ trợ DN và người dân. “Các phương án đang được cân nhắc và sẽ ban hành trong một vài ngày tới…”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú thông tin…

Tin cùng chuyên mục

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…