Nhà băng tích cực chia sẻ thiệt hại do dịch Covid-19

Các Ngân hàng sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp.
Các Ngân hàng sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp.
(PLVN) - 20 ngân hàng (NH) thương mại vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) biểu dương vì sự vào cuộc kịp thời, tích cực chia sẻ với khách hàng bị thiệt hại do dịch Covid-19. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, phản hồi đánh giá của các khách hàng về sự vào cuộc của ngành NH là hết sức trách nhiệm, khẩn trương…

Vào cuộc nhanh chóng

Ngay sau khi NHNN có Công văn 541/NHNN-TD ngày 04/2/2020 “Về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch nCoV (Covid-19)”, Kienlongbank đã ra thông điệp áp dụng giảm lãi suất cho vay 3%/năm đối với các khách hàng hiện hữu có mục đích vay để trồng các loại trái cây đã nhận cấp vốn tín dụng của NH.

Trong thời gian áp dụng giảm lãi suất (từ 1/2- 30/4/2020), NH sẽ hỗ trợ khách hàng giảm lãi vay, miễn tiền phạt quá hạn... Với động thái này, Kienlongbank trở thành NH đầu tiên giảm mạnh lãi, giãn nợ cho khách hàng, bà con trồng trái cây do ảnh hưởng của dịch Covid-19… 

“Thông qua Chương trình này, Kienlongbank mong muốn góp phần nhỏ, chung tay cùng khách hàng tiết giảm chi phí, ổn định sản xuất, nhanh chóng vượt qua khó khăn trước mắt và tiếp tục phát triển trong thời gian tới...” - bà Trần Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Kienlongbank chia sẻ.

Nhận định các DN có thể sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ trước đại dịch Covid-19, VPBank cũng ngay lập tức có những hành động thiết thực để hỗ trợ DN. NH đã rà soát danh mục khách hàng có khả năng bị ảnh hưởng để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay tới 1,5%/năm đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm và giảm tới 1,0%/năm đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm. 

Ngoài việc hỗ trợ về chính sách giảm lãi suất cho vay, ngay từ những ngày đầu làm việc trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, VPBank đã chủ động tới tận DN để thăm hỏi và tìm hiểu, đánh giá tác động của dịch tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, qua đó, cùng trao đổi và tìm giải pháp kịp thời để khắc phục các khó khăn như giãn nợ, cấu trúc nợ.

Ban lãnh đạo NH cũng thường xuyên theo dõi sát tình hình dịch bệnh tại Việt Nam và trên thế giới để kịp thời có những chỉ đạo và hỗ trợ sát sao đối với các khách hàng DN của NH, đảm bảo không có DN nào phải chịu tác động kép gây ra do dịch bệnh…

Nhiều gói hỗ trợ sẵn sàng giải ngân

Với các NH lớn khác  được kỳ vọng với các gói hỗ trợ lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ông Phạm Quang Dũng - Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, NH sẽ cơ cấu thời hạn trả nợ, giãn nợ, không tính phí phạt trả nợ chậm với các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19.

Đồng thời, với khách hàng hiện hữu vay vốn ngắn hạn bằng VND, NH áp dụng lãi suất ưu đãi giảm tới 1%/năm, khách vay vốn trung và dài hạn lãi suất giảm 1,5%/năm. Với khách hàng vay vốn bằng USD, lãi suất giảm 0,5%/năm với khách vay ngắn hạn và 0,7%/năm với khách vay trung và dài hạn.

Đối với khách hàng vay vốn mới, NH cũng sẽ giảm lãi suất tối đa 1%/năm khi vay bằng VND và 0,5%/năm khi vay bằng USD. Ngoài ra, căn cứ diễn biến dịch, mức độ ảnh hưởng, Vietcombank sẽ cân đối mở rộng đối tượng, lĩnh vực được hỗ trợ. Thời gian thực hiện chương trình từ ngày 11/2 đến hết ngày 30/4/2020. 

Đại diện BIDV, ông Lê Ngọc Lâm – Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Ban điều hành BIDV cho biết, BIDV cũng đang triển khai các gói tín dụng 5.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng cá nhân, gói 20 nghìn tỷ và 100 triệu USD cho khách hàng DN và dự định triển khai giảm lãi suất 1% so với lãi suất thông thường. Tổng các gói hỗ trợ cả năm có thể đạt 600 tỷ đồng. 

Ông Phạm Hoàng Đức - Thành viên điều hành HĐTV Agribank cho biết, nhà băng này đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị tiến hành cơ cấu thời hạn, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ. Dự định giảm 1% lãi suất cho các đối tượng. Thực hiện giảm phí qua giao dịch điện tử, qua internet. Dành quỹ  từ 70 ngàn tỷ đến 100 ngàn tỷ đồng để cho vay đối tượng ưu tiên…

Tại cuộc họp với các NH về tăng cường triển khai các giải pháp của ngành NH hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã biểu dương 20 NH đã tích cực, chủ động triển khai hỗ trợ DN, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có nhiều NH lớn như: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, SeaBank, ACB, Techcombank... đồng thời khuyến khích các NH đã chủ động, khẩn trương triển khai các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Những hành động này thể hiện sự quyết liệt và trách nhiệm đồng hành, chia sẻ khó khăn của ngành NH với cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong thời điểm này” - Phó Thống đốc đánh giá.

Đại diện NHNN cũng cho biết, NHNN đang phối hợp với bộ, ngành liên quan tích cực, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo điều kiện cho cả NH và các DN trong việc khắc phục khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra; trong đó NHNN đang tiến hành các thủ tục để ban hành gấp Thông tư hướng dẫn các NH cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh...

926 nghìn tỷ đồng dư nợ do ảnh hưởng dịch bệnh

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: Đến nay, ước tính có khoảng 926 ngàn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 NH có báo cáo với NHNN và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống, trong đó một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp và thủy sản, DN có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giày, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…