Tình người

Tình người
(PLO) - Việc bảo vệ bệnh viện cản xe cứu thương chở bệnh nhi hấp hối khiến dư luận nổi sóng. Chỉ qua các hình ảnh do 2 video clip cung cấp, không cần phải chờ cơ quan chức năng “làm rõ”, đã là chứng cứ không thể chối cãi, tố cáo hành vi hết sức phản cảm, thiếu nhân tính của những bảo vệ tại bệnh viện này. Bất kể họ hành động như vậy vì động cơ gì, kể cả việc phải thực thi trách nhiệm của mình thì cũng đáng lên án, không thể chấp nhận được.

Vì lẽ đó, sự phẫn nộ của số đông càng lên tới đỉnh điểm trước phát biểu của những người có trách nhiệm của bệnh viện có ý muốn bao biện cho hành vi này và đổ lỗi cho tài xế xe cứu thương. Dư luận càng bức xúc hơn khi có một bài báo khẳng định không có chuyện bảo vệ ngăn cản xe cứu thương, hầu hết các ý kiến bình luận trên mạng đều phản ứng dữ dội bài báo này. Không chỉ dừng lại ở đó, khi thông tin về vụ việc này được đăng trên trang cá nhân của Bộ trưởng Bộ Y tế nhận được rất nhiều comment phản đối từ cộng đồng mạng.

Tất cả những gì đang diễn ra chung quanh vụ việc này cho thấy dù thời buổi có điên đảo thế nào thì tình người vẫn là đạo lý căn bản của con người. Những ai xử sự thiếu tình người, phi nhân bản thì lập tức vấp phải sự phản đối, lên án của dư luận xã hội. Những hành vi, biểu hiện coi tình người là một thứ xa xỉ đều không thể chấp nhận được và bị lên án một cách quyết liệt.

Tương tự, nhưng ở các sự việc khác cũng khiến dư luận hết sức bất bình. Đó là câu chuyện ở Kiên Giang, Cà Mau khi cán bộ ăn chặn tiền cứu trợ hạn hán, ngập mặn của người dân, họ chỉ ký mà không nhận được tiền. Hoặc, tại Quảng Bình, cán bộ thôn tự ý giữ lại 50.000 đồng để “làm sân nhà văn hóa” trong số 300.000 đồng ít ỏi tiền hỗ trợ ngư dân vụ cá chết. Những hành vi đó cho là những người thuộc loại táng tận lương tâm và những ai bao che hoặc đồng lõa với các hành vi đó thì còn đáng bị lên án hơn rất nhiều lần.

Tình người là đạo lý truyền thống, tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta, làm nên tính nhân văn, sức sống tinh thần của cả dân tộc. Những ai đi ngược với đạo lý truyền thống đều đáng bị lên án, bị dư luận xã hội phỉ nhổ, cho dù họ ở bất cứ cương vị nào.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.