Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Cách đây 70 năm, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đèo Pha Đin đóng vai trò hết sức trọng yếu, bởi nằm trên tuyến đường huyết mạch, độc đạo, vận chuyển lương thực, bảo đảm giao thông trên tuyến đường từ Hòa Bình, Yên Bái qua Sơn La lên Điện Biên. Đặc biệt, đèo Pha Đin nằm giữa 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên, nơi cửa ngõ lên Điện Biên Phủ nên quân Pháp luôn tìm cách để cắt đứt việc tiếp lương, tải đạn của quân và dân ta ra mặt trận. Nhưng, bắt đầu từ đây, qua nhiều đèo, dốc, vực sâu, núi cao…, bộ đội ta đã kéo pháo vào chiến dịch, làm nên yếu tố bất ngờ đối với quân Pháp.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, để đưa được các loại pháo hạng nặng (lựu pháo 105mm, pháo cao xạ 37mm…) vào trận địa bằng sức người là một hành trình đầy gian nan, vất vả, hiểm nguy; đánh đổi bằng cả máu xương của bộ đội ta. Nhưng, những khó khăn đó không ngăn cản được ý chí, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của người lính Cụ Hồ. Kéo pháo vào trận địa là việc làm khó khăn nhất, quân Pháp cũng chủ quan cho rằng “Việt Minh không thể đưa pháo lên Điện Biên Phủ”

Cuộc sống của người dân bên những bản làng trên đỉnh đèo Pha Đin.

Cuộc sống của người dân bên những bản làng trên đỉnh đèo Pha Đin.

Mỗi ngày, thực dân Pháp thường xuyên cho máy bay tuần tiễu khu vực đèo hàng chục lần, chúng điên cuồng thả hàng trăm quả bom phá, nổ chậm, bom bi... xuống đèo, bởi vậy, nơi này được ví như túi bom. Để đảm bảo thông xe, thông tuyến, phục vụ kịp thời chuyển quân, chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm ra tiền tuyến, đã có hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến anh dũng hy sinh tại con đường đèo huyền thoại này.

Chiến sĩ Điện Biên Lê Hữu Thảo (SN 1931, quê xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hiện đang sinh sống tại thành phố Điện Biên Phủ nhớ lại: Đèo Pha Đin không chỉ có núi cao, vực sâu, mà còn là một trong những trọng điểm hứng chịu nhiều nhất lượng bom mà quân Pháp thả xuống nhằm cắt đứt con đường tiếp tế lương thực, vũ khí của quân đội ta. Mỗi ngày quân Pháp cho máy bay tuần tiễn khu vực đèo hàng chục lần, thả hàng trăm quả bom các loại hòng hủy diệt tuyến đường quan trọng này.

Bây giờ, đèo Pha Đin đã hạ độ cao và mở rộng mặt đường, không còn hiểm trở như trước. Nhưng bất cứ ai, mỗi lần đi qua con đèo huyền thoại này nếu đã được nghe về chiến dịch kéo pháo vào trận địa bằng sức người đều không khỏi tự hào và rưng rưng xúc động vì những hy sinh thầm lặng của thế hệ cha anh để làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Tái hiện hình ảnh bộ đội kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ trong bức tranh panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tái hiện hình ảnh bộ đội kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ trong bức tranh panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Trong số những cung đường kéo pháo, có một quãng đường rất đặc biệt dài 15km, được làm chỉ trong vòng 20 giờ, với sự tham gia của 5.000 cán bộ, chiến sĩ, chạy từ cửa rừng Nà Nham qua đỉnh núi Pha Sông xuống bản Tấu, bản Nghễu, nay thuộc xã Nà Nhạn, thành phố Điện Biên Phủ. Trên đoạn đường ấy, từng khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đã được những chiến sĩ “chân đồng, vai sắt” đưa lên tận đỉnh Pha Sông cao 1.500m trong màn đêm, khi một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút.

Sau gần 10 ngày đêm gian khổ, pháo của quân đội ta đã được kéo vào trận địa, áp sát các cứ điểm của địch. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu tình hình của địch, Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ quyết định thay đổi từ phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”. Theo đó, bộ đội ta lại phải kéo pháo ra.

Kéo pháo vào đã khó, kéo pháo ra càng khó khăn, nguy hiểm hơn nhiều lần. Bởi quá trình kéo pháo ra, mỗi khi xuống dốc cần phải kìm lại, trong khi mỗi khẩu pháo nặng hơn 2 tấn, nếu đứt dây tời là pháo rơi xuống vực. Và trong một lần kéo pháo bị đứt dây tời, chiến sĩ Tô Vĩnh Diện đã hi sinh thân mình chèn pháo, không để pháo rơi. Sự hi sinh của anh hùng Tô Vĩnh Diện đã đi vào lịch sử như một huyền thoại - quên mình cứu pháo, biểu tượng của ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Vẹn nguyên giá trị lịch sử hào hùng

Chiến sĩ Điện Biên Phạm Đức Cư, (phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) kể lại: Việc hành quân rất vất vả. Khi đến Điện Biên, cách Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 15km thì phải kéo pháo bằng sức người nên rất gian nan. Đó là đoạn đường cực nhất của đời lính cao xạ, không bao giờ có thể quên được những chặng đường ở dốc Bảy Tời, dốc ông Mậu, dốc Suối Ngựa, dốc Voi Phục… Và tấm gương hi sinh anh dũng của Anh hùng Tô Vĩnh Diện là biểu tượng cho tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa; được toàn mặt trận học tập noi theo đưa pháo ra an toàn.

Vượt qua bao khó khăn, gian khổ, những khẩu pháo 75mm và súng cối 120mm, trọng pháo 105mm đã đồng loạt bắn cấp tập vào Trung tâm đề kháng Him Lam, trận mở màn của Chiến dịch Điện Biên Phủ lúc 17 giờ ngày 13/3/1954. Quân Pháp không ngờ được bộ đội Việt Minh có thể đưa pháo áp sát trận địa. Đây chính là yếu tố bất ngờ góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bức tranh tướng Đờ - Cát bị bắt và kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bức tranh tướng Đờ - Cát bị bắt và kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến tranh đã lùi xa, giờ đây đèo Pha Đin vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử hào hùng và đã được công nhận là Di tích Quốc gia. Con đường dẫn qua đèo đã được xây mới, giúp việc đi lại thuận lợi hơn, cuộc sống mới bên đèo cũng đang ngày một đổi thay. Hiện khu du lịch Pha Đin lấy vị trí Di tích lịch sử Quốc gia đèo Pha Đin làm trung tâm tạo thành quần thể Khu du lịch Pha Đin, đã và đang trở thành điểm đến thăm quan hấp dẫn của Nhân dân và du khách trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Có thể nói, đối với mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến địa danh đèo Phạ Đin là nói đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ngày nay, đèo đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại tỉnh Điện Biên và Sơn La, được mệnh danh là “Tứ đại đỉnh đèo” của vùng Tây Bắc, mỗi năm thu hút ngàn ngàn du khách và người dân khắp mọi miền đến thăm quan và ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc./.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng không có sự khác biệt vượt trội thì không thu hút được các nhà đầu tư. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Chiến thắng của một dân tộc 'biết ấp ủ khát vọng lớn'

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc ngày 28/2/1969. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Lịch sử đã cho thấy, tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn và chung tay hành động vì lợi ích chung”.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'
(PLVN) - Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Chiều 28/4, tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng - một trong những công trình quan trọng kết nối kinh tế giữa hai nước và dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương
Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).

Lâm Đồng có tân Bí thư Tỉnh ủy

Lâm Đồng có tân Bí thư Tỉnh ủy
(PLVN) - Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội được Bộ Chính trị điều động, phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thỉnh chuông tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), ngày 27/4, đoàn công tác Trung ương do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đã thực hiện các hoạt động tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị.