Tính mạng bị đe dọa vì… làm tóc

Bị cháy vành tai trong khi làm tóc
Bị cháy vành tai trong khi làm tóc
(PLO) - Những cảnh báo về các ca tai nạn khi làm tóc như bị bỏng, bị dị ứng hóa chất làm tóc gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong những ngày gần đây dường như không khiến các “thượng đế” bận tâm nhiều. 

Tử vong vì nhuộm tóc

Mới đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đăng tải thông tin về một người phụ nữ 47 tuổi ở Trung Quốc tử vong vì dị ứng với thuốc nhuộm tóc. Cụ thể, theo trang báo điện tử Sina đưa tin, nạn nhân là cô giáo Triệu (Đại Liên, Trung Quốc) do bận việc ở trường học và việc nhà nên cô Triệu gần như không có thời gian để chăm sóc cho nhan sắc của bản thân.

Sắp đến hôn lễ con của người chị gái, cô Triệu mới tranh thủ đi làm lại tóc. Thế nhưng sau khi nhuộm tóc về nhà, cô Triệu xuất hiện triệu chứng dị ứng. Sợ chồng trách mắng, cô Triệu đã nói dối là mình bị cảm nên được chồng lấy thuốc cảm cho uống.

Hai ngày sau, tình trạng của cô Triệu không những không chuyển biến mà còn trở lên nghiêm trọng hơn. Trên mặt xuất hiện những vết phù màu đỏ, mắt sưng húp. Thấy trạng thái dị ứng của cô Triệu quá rõ rệt, gia đình đã đưa đi bệnh viện nhưng dù được tiêm truyền suốt 4 ngày sức khỏe vẫn không thấy biến chuyển. Thậm chí, mắt cô Triệu còn sưng đến mức không nhìn thấy thứ gì, ngay cả việc hít thở cũng khó khăn. Cuối cùng, cô Triệu đã ngừng thở trong lúc chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Trường hợp này không phải ở Việt Nam, nhưng tình trạng bị dị ứng khi sử dụng thuốc nhuộm tóc ở nước ta không phải là không có. Chị Nguyễn Thị Thu Thủy, chủ hiệu tóc Hair Thủy (Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội), người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề làm tóc cũng đã gặp và chứng kiến vài trường hợp bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc.

Các trường hợp này đều bị mẩn đỏ da như mọc mụn. “Đa phần người bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc là những người có da nhạy cảm, hay mắc chứng dị ứng với các loại hóa chất như dị ứng với xà phòng, hoặc bị dị ứng khi dùng kem bôi dưỡng da…

Có một trường hợp bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc, cứ làm tóc là bị, có lần đang bôi dở thuốc nhuộm thì bị mẩn đỏ, ngứa trên da đầu phải bỏ nhuộm tới viện kiểm tra luôn” - chị Thủy cho biết.

Theo chị Thủy, bên cạnh việc dị ứng hóa chất làm tóc do người đó da quá nhạy cảm còn có nguyên nhân khác là khách hàng sử dụng các sản phẩm không có uy tín chất lượng.

“Trong các buổi trao đổi kinh nghiệm về làm tóc, các chuyên gia người nước ngoài thường chia sẻ với chúng tôi rằng ở châu Âu người ta cấm lưu hành các loại thuốc nhuộm có chứa thành phần kim loại vượt quá mức quy định, nhưng họ tới Việt Nam lại thấy các loại thuốc nhuộm kém chất lượng được bày bán tràn lan và sử dụng rộng rãi vì giá thành rẻ. Mà có một lý thuyết căn bản là trong thuốc nhuộm tóc rẻ tiền thường có chứa hàm lượng kim loại cao hơn so với mức quy định để tạo cho màu bóng và lâu trôi màu, có nguy cơ cao gây dị ứng và ung thư”.

Nên biết làm đẹp thông minh

Có một điều dễ nhận thấy là khách đến làm tóc thường ít quan tâm đến xuất xứ, chất lượng loại hóa chất họ sắp sử dụng mà chỉ quan tâm đến giá cả.

Chị Thủy chia sẻ thêm: “Hầu hết khách đến nhà tôi làm tóc chỉ quan tâm đến giá cả, ít người quan tâm đến chất lượng thuốc làm tóc. Có hiện tượng trên một phần vì điều kiện kinh tế, còn lại là sự thiếu hiểu biết về chất lượng các loại thuốc làm tóc cũng như chưa ý thức được mức độ nguy hại của thuốc làm tóc trôi nổi tới sức khỏe. Ví dụ như sản phẩm Goldwell rất đắt nhưng tôi thấy có nhiều cửa hàng đăng khuyến mại giá uốn là 599 ngàn đồng.

Giá như vậy là “treo đầu dê bán thịt chó”, là hàng nhái vì nếu uốn rẻ nhất cũng phải có giá 800 ngàn đồng, nếu kèm ép thì phải làm giá 1 triệu thì mới đủ chi trả các loại vốn và có lãi ít. Với các cửa hàng làm tóc phải thuê ở khu trung tâm, giá thuê cao thì giá thành cũng phải cao hơn”.

Trước thực trạng đó, các bác sĩ của Viện Da liễu Quốc gia khuyến cáo, thông thường các vùng da tiếp xúc với chất nhuộm bị viêm đỏ, phù nề, có mụn nước, chảy nước và ngứa. Nặng hơn thì các vùng da lân cận và mặt cũng có biểu hiện tương tự, cả vùng mặt sưng to và đỏ rực. Nhiều người chỉ tiếp xúc với một lượng rất nhỏ thuốc nhuộm cũng bị phản ứng mạnh.

Điều trị viêm da do tiếp xúc với thuốc nhuộm cần phải do bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định và thường phải hàng tuần lễ mới có thể khỏi được. Đôi khi để lại di chứng viêm da mãn tính. Những trường hợp chuẩn bị mang thai, đang mang thai, những người mới ốm dậy, bệnh nhân bị bệnh gan, thận thì không nên nhuộm, ép tóc để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Khoảng cách giữa 2 lần nhuộm tóc không nên quá gần nhau, ít nhất là 6 tháng và khi nhuộm, ép tóc phải sử dụng loại thuốc có nhãn mác của các thương hiệu có uy tín, tránh việc sử dụng thuốc làm tóc trôi nổi trên thị trường hiểm họa sẽ khôn lường.

Cùng với việc bị dị ứng do thuốc làm tóc, các ca tai nạn khi làm tóc cũng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Gần đây nhất, một phụ nữ 16 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh đã bị hoại tử vành tai vì bị bỏng khi đi hấp tóc. Nạn nhân chia sẻ, cách đây chừng 3 tuần, trong khi hấp dầu cho tóc tại một tiệm spa để chuẩn bị cho Tết Đinh Dậu thì bị nước ở trong máy chảy ra làm bỏng tai trái.

Kết quả là các bác sĩ Bệnh viện Trưng Vương phải cắt bỏ phần vành tai cháy đen đã bị hoại tử và phẫu thuật tạo hình lại tai cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kích thước tai của bệnh nhân sẽ bị nhỏ đi, chứ không thể trở lại bình thường như lúc ban đầu được.

Một trường hợp khác ở TP. Hồ Chí Minh cũng đã bị dụng cụ uốn tóc làm bỏng một mảng lớn da đầu trong khi uốn tóc. Các bác sĩ đã phải loại bỏ phần da bị hư, sau đó lấy phần da ở đùi thay thế. Tuy nhiên, phần bị bỏng sẽ không thể mọc tóc được nữa.

Trước các sự cố khi làm tóc như bị bỏng ở các bộ phận đầu, tai… các chuyên gia y tế khuyên nên nhanh chóng sơ cứu vết thương bằng cách rửa dưới nước mát chừng 20-30 phút để làm giảm tác động của nhiệt và hóa chất tới các bộ phận của cơ thể. Sau đó mọi người nên đến bệnh viện để có biện pháp điều trị thích hợp.

Các chuyên gia về làm tóc cũng khuyên khách hàng khi làm tóc nên để ý, nếu cảm thấy bị nóng bất thường cần báo ngay cho nhân viên làm tóc để họ kiểm tra lại, tránh bị bỏng. 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.