Tín hiệu mới trên thị trường vàng

Phải sang tháng 5/2012, những quyết định quan trọng về quản lý  vàng mới có hiệu lực. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thị trường vàng đã có những phản ứng tích cực trước các chính sách quản lý.

Phải sang tháng 5/2012, những quyết định quan trọng về quản lý  vàng mới có hiệu lực: Thông tư 11 về chấm dứt huy động và vay vốn bằng vàng (có hiệu lực từ 1/5) và Nghị định 24 quản lý hoạt động kinh doanh vàng (có hiệu lực từ 25/5). Tuy nhiên, đến thời điểm này, thị trường vàng đã có những phản ứng tích cực trước các chính sách quản lý.

Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới được cho là ngày càng  thu hẹp.
Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới được cho là ngày càng thu hẹp.

Giá “thật” hơn, chất lượng rõ ràng hơn

Ngày 18/4, giá vàng miếng SJC ở địa bàn Hà Nội mua vào – bán ra là 42,79-42,89 triệu đồng. Biên độ mua bán là 100.000 đồng. Trong khi đó, mua sỉ của đơn vị này đắt hơn bán lẻ 20.000 đồng chiều mua vào, còn bán ra rẻ hơn 20.000 đồng mỗi lượng khi công bố tại 42,81-42,87 triệu đồng. Như vậy, giá vàng SJC đã xuống sâu khỏi mốc 43 triệu đồng và ở mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

Hiện nay, mặc dù giá vàng liên tục đi xuống nhưng nhu cầu mua vào của người dân đã chững lại. Trong phiên giao dịch hôm qua, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, mãi lực khá yếu. Tổng lượng mua và bán của Tập đoàn DOJI chỉ đạt khoảng vài trăm lượng, trong đó khách mua vào và bán ra cân bằng nhau. Tương tự, tại TP HCM, lực mua và bán đều rất chậm.

Như vậy, thị trường vàng trong nước đã có một chuỗi ngày giao dịch trầm lắng. Thị trường không có nhiều “sóng” như trước, hiện tượng đầu cơ cũng không còn thể hiện rõ ảnh hưởng tới thị trường. Hiện tượng trầm lắng không chỉ xảy ra với vàng “phi SJC” mà ngay cả vàng SJC cũng  giao dịch rất kém, ước chừng chỉ khoảng 1000 lượng mỗi ngày.

Theo một chuyên gia, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ngày càng được thu hẹp là do tình trạng đầu cơ làm giá đã giảm hẳn.

Bên cạnh các biện pháp siết chặt quản lý kinh doanh vàng miếng, Nghị định 24 cũng mang đến sắc thái mới cho thị trường vàng nữ trang, quyết định chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Nghị định 24 nêu rõ rằng các doanh nghiệp mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải niêm yết giá mua – giá bán đầy đủ, công khai chất lượng cũng như hàm lượng vàng, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm mình bán ra. Điều này sẽ góp phần làm lành mạnh hóa thị trường vàng nữ trang và hạn chế tình trạng lập lờ tuổi vàng - một hiện tượng đã tồn tại và gây nhức nhối suốt những năm qua.

Những câu hỏi đặt ra

Từ ngày 1/5, khi Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của NHNN “Qui định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD” có hiệu lực, các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ phải ngưng huy động vàng, không được cho vay vàng và chuyển vàng thành tiền. Tuy nhiên, trước đó từ lâu, ít ra là trong vài tháng nay nhiều NHTM đã chuyển sang dịch vụ giữ hộ vàng với lợi tức trả cho khách hàng không khác gì lãi suất gửi vàng tiết kiệm.

Từ nhận gửi vàng tiết kiệm, các NHTM đang dần chuyển sang giữ hộ vàng có trả lợi tức cao để tiếp tục giữ chân khách hàng. Hiện mức lãi suất gửi vàng qua phát hành chứng chỉ ghi danh ngắn hạn của một số NH lên tới trên dưới 3,5%/năm. Cách thức một số  NHTM  đang làm được cho là nhằm các mục đích: Một, để đối phó với quy định của Nhà nước về cấm huy động vàng; Hai, tăng thêm giá trị tài sản cho ngân hàng trong bối cảnh mà thanh khoản căng thẳng và nhu cầu tăng vốn đang là những áp lực lơn cho các nhà băng thương mại.

Theo một chuyên gia, thực tế, huy động bằng sổ tiết kiệm, bằng chứng chỉ huy động, hay bằng dịch vụ này về bản chất không có gì khác, cũng là cách để các ngân hàng gia tăng thanh khoản.

Một câu hỏi được đặt ra: Sau ngày 1/5, nếu việc huy động vàng  tại các TCTD phải chấm dứt, vàng sẽ được cư xử như thế nào và người có vàng  gửi vàng ở đâu? Thực tế, nhu cầu tích trữ vàng như một tài sản bảo toàn đồng vốn của người dân đã có từ nhiều năm nay. Dù thị trường vàng không còn sôi động, nhưng nhu cầu mua vàng tiết kiệm của người dân vẫn  còn. Chị Trần Thu Hà – một nhà kinh doanh lâu năm trong ngành vàng đề xuất, NHNN cần có hình thức huy động vàng thay vì để người dân cầm vàng chạy tìm chỗ gửi ở các ngân hàng.

Chẳng hạn, Nhà nước có thể phát hành các loại kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ vàng, trái phiếu vàng…, nghĩa là phải tạo ra một kênh đầu tư an toàn cho người dân mà không nhất định phải giao dịch bằng vàng vật chất. Đồng thời, thị trường thứ cấp - nơi giao dịch các loại tín chỉ, kỳ phiếu, trái phiếu… này - cũng cần được tạo điều kiện phát triển.

Nguyễn Thành

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Làm gì để mọi người đều ý thức chắt chiu sử dụng điện?

(PLVN) - Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được các địa phương, DN, thậm chí từng gia đình thực hiện ráo riết cụ thể hơn nữa. Mục đích không chỉ là bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế; mà còn để ý thức tiết kiệm điện của từng người trở thành một nét văn hóa; để mọi người đều coi điện là tài nguyên quý giá cần chắt chiu sử dụng,..

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.