Tìm hiểu giá trị của Luật Hồng Đức dưới góc nhìn đương đại

Năm 2007, Nhà Xuất bản Tư pháp từng cho ra mắt cuốn sách “Lê Thánh Tông, vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại”.
Năm 2007, Nhà Xuất bản Tư pháp từng cho ra mắt cuốn sách “Lê Thánh Tông, vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại”.
(PLO) - Được sự đồng ý của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nhân dịp Kỷ niệm 520 năm ngày mất của Vua Lê Thánh Tông (30 tháng Giêng năm 1497 - 30 tháng Giêng năm 2017), ngày 4/3/2017 Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều Vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại”.

Theo Bộ Tư pháp, Hội thảo được tổ chức nhằm làm sáng tỏ những thành tựu trong cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều Vua Lê Thánh Tông, trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm để vận dụng trong thực tiễn cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Hội thảo sẽ làm rõ thành tựu trong cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư phápvà xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều Vua Lê Thánh Tông gắn với thực tiễn cải cách ở nước ta hiện nay. Huy động sự tham gia và phân công trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học về pháp luật và lịch sử.

Hội thảo tập trung thảo luận vào 3 vấn đề: Những tư tưởng về cải cách của Vua Lê Thánh Tông; Những tư tưởng lớn trong lĩnh vực pháp lý; Những tư tưởng trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.

Hội thảo gồm 16 chuyên đề, gồm: Khái quát thân thế và sự nghiệp của Vua Lê Thánh Tông; Bàn về tư tưởng đức trị và pháp trị trong đạo trị quốc an dân của Vua Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm cho công việc quản trị quốc gia hiện nay; khái quát những thành tựu trong cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều Vua Lê Thánh Tông và những bài học kinh nghiệm trong cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay; Quốc triều hình luật trong dòng chảy văn hóa pháp lý Việt Nam; Quốc triều hình luật - Một mẫu mực về kỹ thuật lập pháp trong thời kỳ phong kiến Việt Nam và bài học cho công tác pháp điển hóa, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp ở nước ta hiện nay; Quy định về tội phạm và hình phạt trong Quốc triều hình luật từ góc nhìn đương đại; Quy định về dân sự, hôn nhân, gia đình trong Quốc triều hình luật từ góc nhìn đương đại; Vua Lê Thánh Tông với việc giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật với phong tục, tập quán; Kinh nghiệm cải cách pháp luật tố tụng dưới triều Vua Lê Thánh Tông - giá trị lịch sử và đương đại...

Hội thảo còn có các chuyên đề: Kinh nghiệm thiết kế bộ máy hành chính nhà nước dưới triều Vua Lê Thánh Tông và những bài học cho việc xây dựng bộ máy hành chính nhà nước hiện nay ở Việt Nam; Vấn đề đào tạo, sử dụng quan, lại dưới triều Vua Lê Thánh Tông và vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam; Kinh nghiệm bảo đảm kỷ luật, kỷ cương công vụ dưới triều Vua Lê Thánh Tông và những bài học cho việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ hiện nay ở Việt Nam; phòng, chống tham nhũng dưới triều Vua Lê Thánh Tông và những bài học cho công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay; kinh nghiệm bồi dưỡng hiền tài của Vua Lê Thánh Tông và những bài học đối với công tác giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam; kinh nghiệm xây dựng bộ máy nhà nước dưới triều Vua Lê Thánh Tông và những bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh hiện nay ở tỉnh Thanh Hóa; Chính sách trọng dụng nhân tài của Vua Lê Thánh Tông.

Triều Vua Lê Thánh Tông gắn với niên hiệu Quang Thuận (1460- 1469) và Hồng Đức (1470-1497) là triều đại mà nhờ những nỗ lực cải cách quản trị quốc gia, Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đến quân sự, trở thành một cường quốc trong khu vực. Thành tựu đặc sắc của thời kỳ này phải kể đến những thành công trong công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước để quản lý thống nhất quốc gia. Quốc triều hình luật hay còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức (được biên soạn năm 1483), Bộ luật nổi tiếng về tính nhân văn, nội dung đậm chất dân tộc, một mẫu mực về trình độ, kỹ thuật lập pháp, là một trong những ví dụ điển hình. Nhờ cải cách pháp luật, kỷ cương phép nước được tăng cường, pháp luật thực sự trở thành công cụ hữu hiệu quản lý xã hội, điều hành đất nước được thông suốt, thống nhất.

Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, cho đến tận ngày nay, trong xã hội Việt Nam đương thời, vẫn còn lưu lại những dấu ấn đậm nét về kết quả sự nghiệp cải cách của ông trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều bài học của ông để lại cho hậu thế, đến nay, vẫn còn nguyên giá trị, có thể ứng dụng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.