Tìm giải pháp hạ giá thức ăn chăn nuôi

Hội nghị Triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi và thuỷ sản trong tình hình mới.
Hội nghị Triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi và thuỷ sản trong tình hình mới.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chưa thể giảm trong quý II/2021. Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu.

Đây là nhận định được Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đưa ra tại Hội nghị Triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi và thuỷ sản trong tình hình mới, do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây. 

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80-85% so với giá thành sản xuất. Theo Cục Chăn nuôi, tổng lượng nguyên liệu TACN nhập khẩu năm 2015 là 15,4 triệu tấn (tương đương 5,3 tỷ USD). Đến năm 2020, lượng nhập khẩu tăng lên 20,2 triệu tấn (tương đương 6,0 tỷ USD). Tốc độ tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2015-2020 là 6,2%/năm (tương đương với tốc độ tăng sản lượng TACN sản xuất trong nước là 5,7%/năm). Sang quý I/2021, tổng lượng TACN nhập khẩu đạt 5,4 triệu tấn, tương đương 1,66 tỷ USD, tăng 3,94% về số lượng và 5,53% về giá trị so với cùng kỳ 2020. 

Về giá nguyên liệu và TACN thành phẩm trong nước, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, giai đoạn từ 2015 đến quý III/2020 nhìn chung giá ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần. Giá các loại nguyên liệu chính của TACN bắt đầu tăng từ tháng 10/2020 và tăng cao đến thời điểm hiện nay với mức tăng trung bình từ 30-35%.

Tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá TACN thành phẩm trong nước đã tăng trung bình 5-6 đợt (mức tăng 200-300 đồng/kg/lần), với tổng mức tăng chung là 10-15% (tương đương 1.000-1.500 đồng/kg, tùy từng loại).

Theo Cục Chăn nuôi, giá các loại nguyên liệu TACN chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II/2021, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021. Theo đó, giá TACN thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu là 5-10% (500-1.000 đồng/kg) tùy loại để đạt mức tăng chung là 20% thì mới có thể dừng lại. Khi đó, TACN hoàn chỉnh cho lợn thịt và gà thịt ở giai đoạn vỗ béo có thể sẽ lên mức trên 11.000-11.300 đồng/kg.

Nguyên nhân chính khiến giá thành phẩm TACN tăng liên tục là do giá các loại ngũ cốc đầu vào đều tăng cao và thiết lập ở mặt bằng giá mới như hiện nay. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố trong đó có chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyển hướng sang đầu cơ nông sản... Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, chi phí vận chuyển tăng 200-300% so với bình thường do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa...

Để kiểm soát giá và thị trường TACN, ông Dương nhấn mạnh, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh TACN cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu TACN trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu để chế biến TACN (khô dầu hạt điều, cám điều, bã sắn, cám gạo…); quản trị tốt nguồn nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành TACN thành phẩm.

Bên cạnh đó, theo một số chuyên gia, cần có giải pháp giảm chi phí nhập khẩu các loại nguyên liệu TACN bằng các chính sách thương mại và nâng cao năng lực hệ thống logistics trong hoạt động xuất nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu TACN.

Tại Hội nghị, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, đơn vị đang khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết chuỗi và liên kết doanh nghiệp với tổ hợp tác và hợp tác xã. Với hình thức này, sẽ giảm khâu trung gian cung cấp TACN và kiểm soát tốt hơn dịch bệnh từ chuỗi. Cùng với đó, nghiên cứu sâu rộng các sản phẩm bằng nguyên liệu trong nước để có thể đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất.

Thời gian tới, Cục Chăn nuôi kiến nghị Bộ Công Thương khẩn trương tiến hành đàm phán song phương với các nước mà Việt Nam nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu TACN (Mỹ, Argentina, Brazil, Ấn Độ…) để có chính sách ưu đãi về giá, ưu tiên đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu thức ăn cho thị trường TACN tại Việt Nam.

Với Bộ Tài chính, kiến nghị đưa ra là có chính sách tạm thời giảm thuế nhập khẩu ngô, khô đậu tương và lúa mỳ trong thời gian ngắn hạn; giảm mức thu phí lưu kho, lưu bãi với nguyên liệu TACN nhập khẩu; đồng thời bố trí ngân sách ưu tiên và đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho thực hiện Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. 

Tin cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Đọc thêm

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.