Tiếp tục nâng cao, bảo đảm hiệu quả công tác thi hành án hình sự

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì buổi thẩm định
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì buổi thẩm định
(PLVN) -Sáng 6/9, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

Đổi mới phương thức quản lý, giám sát, giáo dục đối với người thi hành án hình sự

Phát biểu tại phiên họp, ông Nguyễn Văn Thịnh, Bộ Công an cho biết, Luật Thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 được Quốc hội khoá XIV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Qua 04 năm triển khai thực hiện, công tác thi hành án hình sự từng bước đi vào nền nếp, thống nhất, nghiêm minh, chặt chẽ, các quyền và chế độ của phạm nhân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và thể hiện được chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp (V03), Bộ Công an phát biểu tại phiên thẩm định.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp (V03), Bộ Công an phát biểu tại phiên thẩm định.

Bên cạnh kết quả đạt được, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc như: chưa có cơ sở pháp lý vững chắc trong thực hiện tổ chức lao động cho phạm nhân ngoài trại giam; một số quy định Luật Thi hành án hình sự chưa đồng bộ, thống nhất với pháp luật chuyên ngành; việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ - thông tin chưa được chú trọng, đẩy mạnh; công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng chưa được đổi mới còn một số hạn chế nhất định, chủ yếu vẫn thực hiện theo phương thức “thủ công”.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Bộ Công an trình bày nội dung Tờ trình.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Bộ Công an trình bày nội dung Tờ trình.

Vì vậy, việc xây dựng Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) là cần thiết nhằm tiếp tục nâng cao, bảo đảm hiệu quả công tác thi hành án hình sự; tiếp tục cụ thể hóa quy định về quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong hoàn thiện cơ chế thi hành án hình sự và việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ - thông tin trong quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, Luật sửa đổi sẽ đổi mới phương thức quản lý, giám sát, giáo dục đối với người thi hành án hình sự tại cộng đồng; góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân.

Tại phiên họp, ông Bùi Mạnh Tân, Bộ Quốc phòng nhất trí việc sửa đổi Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) là cần thiết, đặc biệt là phải đổi mới, thay đổi phương thức quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng (người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, người chấp hành án phạt cấm cư trú, người chấp hành án phạt quản chế) từ phương pháp thủ công truyền thống sang phương pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật như giám sát điện tử.

Ông Bùi Mạnh Tân, Bộ Quốc phòng góp ý tại phiên thẩm định.

Ông Bùi Mạnh Tân, Bộ Quốc phòng góp ý tại phiên thẩm định.

Bên cạnh đó, hiện việc xây dựng cơ sở giam giữ phạm nhân tại Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chưa có quy chuẩn chung. Do đó, để đảm bảo sự thống nhất, an toàn, an ninh, ông Bùi Mạnh Tân đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu xây dựng mẫu thiết kế mô hình cơ sở giam giữ phạm nhân, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho công trình thuộc mô hình cơ sở giam giữ phạm nhân.

Cùng với đó, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Toà án nhân dân tối cao cũng nhất trí việc bổ sung biện pháp giám sát điện tử đối với người chấp hành án hình sự tại cộng đồng để tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ - thông tin trong hoạt động thi hành án. Tuy nhiên, cần làm rõ căn cứ xác định số lượng là 600 đối tượng được áp dụng biện pháp giám sát điện tử; đồng thời tham khảo thêm kinh nghiệm của quốc tế trong việc xác định đối tượng chi trả kinh phí khi thực hiện biện pháp giám sát này để không tạo thêm “gánh nặng” đối với ngân sách nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Toà án nhân dân tối cao góp ý tại phiên thẩm định.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Toà án nhân dân tối cao góp ý tại phiên thẩm định.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, hiện Toà án nhân dân tối cao đang xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên, trong đó có quy định về biện pháp tư pháp giáo dục tại Viện giáo dưỡng và thi hành án phạt tù với người chưa thành niên. Vì vậy, đồng chí đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Toà án nhân dân tối cao rà soát nội dung dự thảo 2 Luật để tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật.

Các thành viên Hội đồng thẩm định cho ý kiến

Các thành viên Hội đồng thẩm định cho ý kiến

Ngoài ra, các thành viên Hội đồng thẩm định cũng cho ý kiến về một số nội dung khác như: cần đánh giá cụ thể tác động về nguồn nhân lực để bảo đảm triển khai Trung tâm quản lý giám sát điện tử (vị trí, chức năng, cơ cấu, mô hình tổ chức...) và mô hình cơ sở giam giữ phạm nhân (Trung tâm chỉ huy, điều hành; Trung tâm giám sát an ninh; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng hình sự, dân sự; phòng xét xử trực tuyến...); cân nhắc đối với quy định về phạm nhân được tham gia bảo hiểm y tế…

Cần đánh giá kỹ tính khả thi của các chính sách được đề xuất

Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bám sát các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để lựa chọn hình thức văn bản phù hợp; đồng thời rà soát nội dung các chính sách với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Căn cước công dân, Luật Bảo hiểm y tế, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác… và các cam kết, điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên, các khuyến nghị của quốc tế.

Để củng cố bộ hồ sơ đề nghị, Thứ trưởng yêu cầu cơ quan chủ trì lựa chọn những cơ sở chính trị, pháp lý liên quan trực tiếp đến thi hành án hình sự; phân tích, làm rõ vướng mắc nào là do quy định pháp luật, vướng mắc nào là do tổ chức thực hiện để đề xuất giải pháp tháo gỡ phù hợp; đánh giá tác động của chính sách tới thủ tục hành chính…

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận.

Cho ý kiến về từng chính sách cụ thể, đối với chính sách 1 “Quy định thực hiện giám sát điện tử đối với người chấp hành án hình sự tại cộng đồng”, Thứ trưởng cho biết đây là nội dung mới, đòi hỏi chi phí đầu tư, vận hành lớn. Vì vậy, cần đánh giá kỹ nguồn nhân lực để đảm bảo triển khai hiệu quả; nếu cần thiết có thể học hỏi, tham khảo thêm kinh nghiệm của quốc tế về phạm vi, cơ chế, đối tượng áp dụng… Cùng với đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần đánh giá nguồn lực vận hành Trung tâm giám sát điện tử và làm rõ mối quan hệ trong cơ chế hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn, mô hình tổ chức giữa Trung tâm này với Trung tâm quản lý thiết bị giám sát điện tử tại Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú đang được Bộ Công an chủ trì xây dựng.

Đối với chính sách 2 “Hoàn thiện quy định về mô hình cơ sở giam giữ”, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì cung cấp thêm thông tin thực tiễn về tình trạng, cách vận hành của Trung tâm chỉ huy, điều hành; Trung tâm giám sát an ninh; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng hình sự, dân sự; phòng xét xử trực tuyến.

Đối với chính sách 3 “Hoàn thiện các quy định của Luật Thi hành án hình sự còn vướng mắc, bất cập để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn”, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì bóc tách chính sách thành từng nội dung chi tiết, cụ thể; cân nhắc điều chỉnh tên chính sách phù hợp hơn; đồng thời bổ sung đánh giá, tổng kết Nghị quyết 54/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam để có căn cứ đề xuất các giải pháp phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tư pháp lần đầu được được vinh danh “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc 2024”

Bộ Tư pháp lần đầu được được vinh danh “Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc 2024”

(PLVN) - Ngày 05/10/2024, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024 (VDA).

Đọc thêm

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam

Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi “tâm thư” cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Sáng 4/10/2024, Báo PLVN nhận được “tâm thư” của Sở Tư pháp Bắc Kạn gửi đến để cảm ơn Tiến sĩ Vũ Hoài Nam và Đoàn Công tác của Báo PLVN cùng các mạnh thường quân đã quan tâm, dành tình cảm giúp đỡ, hỗ trợ “chia sẻ” đối với cán bộ , công chức, viên chức của Sở chịu ảnh hưởng, thiệt hại của Cơn bão số 3 (Bão Yagi).

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Công an Bạc Liêu đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật do ngành Công an chủ trì soạn thảo đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong xây dựng pháp luật theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Luật Tương trợ tư pháp về dân sự đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho công tác giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Ảnh: Minh họa
(PLVN) - Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2007, có hiệu lực ngày 01/8/2008, là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự xuyên biên giới, đồng thời cũng là sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế thông qua việc điều chỉnh hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Ai-len trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Tiếp tục hoạt động tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ai-len từ ngày 2-3/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Ai-len Michael Higgins, vào chiều ngày 3/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng Tư pháp Ai-len Helen McEntee tại trụ sở Bộ Tư pháp Bạn. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam.

Bí quyết trong cuốn nhật ký của nữ hoà giải viên 10 năm chưa từng thất bại

Bà Đồng Thị Thanh Hòa, Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) -Hơn 10 năm trên cương vị Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố 2 Mê Linh, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bà Đồng Thị Thanh Hòa (SN 1955) đã tiếp nhận và thực hiện hòa giải thành công 100% vụ việc, không phải hòa giải lại. Bà Hòa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở.

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ

Thi hành án dân sự - lan tỏa yêu thương trong bão lũ
(PLVN) - Công chức, người lao động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp chung tay góp sức, ủng hộ, động viên về tinh thần và vật chất, thiết thực giúp đỡ cho những công chức, người lao động của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng do bão lũ gây ra.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc
(PLVN) -  Ngày 03/10/2024, Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự buổi kiểm tra có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Thị Kim Chi.

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"

Talkshow: "Phụ nữ- Quyền lợi và khát vọng"
(PLVN) -  Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (năm 1995) là một trong những văn kiện mang tính lịch sử về quyền của phụ nữ trên toàn thế giới. Hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện các văn kiện này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có Tọa đàm cùng Ts.Trần Thị Hồng Hạnh, Giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ts. Vũ Hồng Thúy, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam. 

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội

TS Nguyễn Thế Dương: Miệt mài giữ sợi dây gắn bó kiều bào trẻ với nguồn cội
(PLVN) -Với quan niệm giữ tiếng Việt chính là giữ được sợi dây gắn kết các kiều bào, nhất là trẻ em là con em người Việt Nam ở nước ngoài với cội nguồn, dân tộc, trong hơn 10 năm qua, TS Nguyễn Thế Dương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Australia đã có nhiều hoạt động khác nhau nhằm duy trì, quảng bá tiếng Việt không chỉ trong cộng đồng kiều bào mà còn tới cả những người nước ngoài trên khắp thế giới.

Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Tiếp tục đánh giá an toàn thông tin để kết nối chính thức

Việc thí điểm cấp Phiếu LLTP trên VNeID tại Hà Nội trước đó nhận được sự đón nhận tích cực từ người dân.
(PLVN) - Từ 1/10/2024, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VneID được thí điểm triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Đây được đánh giá là bước đi đem lại hiệu quả rất lớn trong giải quyết thủ tục hành chính, mang lại nhiều thuận tiện cho người dân.

Phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hiệu quả, đúng mục tiêu

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 01/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030. Cuộc họp do Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Nguyễn Thanh Tú chủ trì.