Tiền Giang phát huy hiệu quả vai trò của ngành tư pháp trong phát triển kinh tế xã hội địa phương

(PLVN) -  Chiều ngày 17/11, Đoàn Công tác của Bộ Tư pháp do đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc – Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với tỉnh Tiền Giang.

Tiếp và làm việc với đoàn có ông Nguyễn Văn Vĩnh – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; ông Phạm Công Hùng – Giám đốc Sở Tư pháp; cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh Tiền Giang.

Quang cảnh buổi làm việc

Quang cảnh buổi làm việc

Báo cáo với đoàn công tác, ông Phạm Công Hùng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang cho biết, trong năm 2023, công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chương trình công tác của Bộ Tư pháp.

Từ những tháng đầu năm 2023, Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công Hội nghị chuyên đề về công tác pháp chế lĩnh vực: xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý vi phạm hành chính. Qua đó, làm rõ những kết quả đã đạt được và những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại để đề xuất, kiến nghị các giải pháp xử lý.

Ông Phạm Công Hùng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang báo cáo với đoàn công tác

Ông Phạm Công Hùng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang báo cáo với đoàn công tác

Để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân, tỉnh đã tập trung đa dạng hóa các cách thức tuyên truyền PBGDPL. Địa phương duy trì các mô hình PBGDPL đã có như: mô hình “Ngày pháp luật lồng ghép góp vốn xoay vòng”; “Ngày pháp luật lồng ghép sinh hoạt đờn ca tài tử”, “Ngày pháp luật lồng ghép sinh hoạt cơ sở thờ tự”... Ngoài ra, nhân rộng thêm một số mô hình như “Mô hình PBGDPL qua máy phát thanh di động; Mô hình “Hòm thư nhà trọ nói không với ma túy”...

Bên cạnh đó, công tác hòa giải ở cơ sở được Sở Tư pháp, các địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, đăng ký giao dịch bảo đảm được quan tâm đúng mức. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tiếp tục được các sở, ngành và địa phương quan tâm triển khai thực hiện kịp thời.

Lãnh đạo các Sở, ban ngành tỉnh Tiền Giang

Lãnh đạo các Sở, ban ngành tỉnh Tiền Giang

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được tăng cường, nhất là sử dụng có hiệu quả hệ thống thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, phần mềm một cửa điện tử; tăng cường trao đổi, sử dụng văn bản điện tử; thực hiện tốt các phần mềm chuyên ngành. Ngoài ra, Sở Tư pháp cũng thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác thông tin báo cáo, đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Bên cạnh đó, công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang còn tồn tại những hạn chế nhất định. Việc xã hội hóa công tác PBGDPL còn gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả tuyên truyền tại cơ sở còn thấp.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh cũng trình bày nhiều ý kiến liên quan đến việc phối hợp thực hiện các mặt công tác của ngành Tư pháp tại địa phương. Về phía đoàn công tác cũng đã giải thích, cung cấp thêm thông tin đối với những thắc mắc, kiến nghị của các sở, ban ngành tỉnh.

Ông Trần Văn Dũng – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Tiền Giang trao đổi với Đoàn công tác

Ông Trần Văn Dũng – Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Tiền Giang trao đổi với Đoàn công tác

Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Văn Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ủy rất quan tâm đến công tác tư pháp. Trong thời điểm hiện nay đang xây dựng nhà nước pháp quyền thì vai trò của tư pháp lại càng được xem trọng, đóng góp rất lớn trong việc quản lý nhà nước và chỉ đạo điều hành tại địa phương.

Các thành viên đoàn công tác

Các thành viên đoàn công tác

Khi pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo thì ngành tư pháp càng phát huy vai trò khi tham mưu, giúp việc cho HĐND, UBND tỉnh trong việc thẩm định văn bản. “Các văn bản có quy phạm hay không quy phạm đều có sự tham gia của tư pháp. Bên cạnh đó, tỉnh còn giao Sở Tư pháp làm đầu mối phối hợp các sở, ban, ngành thẩm định các Nghị quyết trình HĐND để đảm bảo tính pháp lý và tính khả thi.

Từ cơ sở và tầm quan trọng đó, tỉnh ủy mới ban hành Chỉ thị 07 tăng cường lãnh đạo của Đảng với công tác tư pháp. UBND cũng ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ tỉnh ủy”, ông Vĩnh nói.

Ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư pháp) trao đổi thông tin với địa phương

Ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư pháp) trao đổi thông tin với địa phương

Theo ông Vĩnh, “pháp chế ngành là một lĩnh vực quan trọng. Pháp chế ngành mạnh thì HĐND, UBND và thủ trưởng các đơn vị rất khỏe. Tuy nhiên pháp chế ngành tại Tiền Giang chưa mạnh. Từ đó trong thời gian tới, tỉnh sẽ chỉ đạo, tăng cường pháp chế ngành, đảm bảo tham mưu đề xuất, triển khai thực hiện nhiệm vụ cho tốt”.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đánh giá cao vai trò công tác tư pháp

Ông Nguyễn Văn Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đánh giá cao vai trò công tác tư pháp

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, qua báo cáo, ý kiến của các sở ngành và lãnh đạo tỉnh đã giúp Đoàn có cái nhìn tổng quan về “bức tranh” tư pháp Tiền Giang. Đồng thời, Thứ trưởng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của Tiền Giang trong thời gian qua. Các mặt công tác được địa phương thực hiện đều tay. Đặc biệt, chú trọng công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tư pháp và các nghề tư pháp.

Theo Thứ trưởng, việc Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hành Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác tư pháp là cơ sở chính trị quan trọng của công tác tư pháp địa phương. Từ đó có thể thấy kết quả Sở tư pháp đạt được là nhờ sự lãnh chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các sở ngành và sự cố gắng của từng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân trong ngành tư pháp.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của tư pháp Tiền Giang

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của tư pháp Tiền Giang

Thứ trưởng đề nghị địa phương cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, thừa phát lại. Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực lý lịch tư pháp, hộ tịch, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc trao 3 phần quà cho cán bộ tư pháp – hộ tịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc trao 3 phần quà cho cán bộ tư pháp – hộ tịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bên cạnh đó, tham mưu cho UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ trẻ tại các cơ quan tư pháp, cán bộ pháp chế các cơ quan chuyên môn theo đúng quy định. Đối với những kiến nghị của địa phương mà chưa có thời gian để trao đổi sẽ ghi nhận và chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ có liên quan sớm rà soát, hoàn thiện thể chế, hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương.

Đọc thêm

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.