Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi: Đảm bảo an toàn tối đa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Tuy nhiên, đến nay, cơ quan này chưa có bất kỳ khuyến cáo chính thống nào về việc tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi. Bộ Y tế phải làm việc rất thận trọng, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo tất cả chương trình tiêm chủng của các nước.

Bên cạnh đó, cơ quan này cũng thường xuyên trao đổi với WHO về vấn đề khoa học trong tiêm vaccine cho trẻ ở độ tuổi này để vừa bảo vệ cho trẻ và quan trọng nhất là đảm bảo tính an toàn, khả năng chấp nhận của cộng đồng.

Vì vậy, Thủ tướng đã giao Bộ Y tế đánh giá, điều tra xã hội học trong tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức của người dân khi tiêm vaccine cho trẻ em.

Về đảm bảo nguồn vaccine tiêm cho trẻ em, Bộ Y tế đã làm việc với các hãng sản xuất, cung ứng và hướng đến việc sử dụng vaccine Pfizer liều tiêm cho trẻ em. Việc tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi không thể nóng vội, mà phải đi từng bước chắc chắn, đảm bảo an toàn. Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 5-11 tuổi, báo cáo Chính phủ chờ phê duyệt.

Trước đó, Chính phủ yêu cầu hai Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo tổ chức thăm dò, khảo sát việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5 tuổi, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Đến nay, khoảng trên 20 nước tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi, trong đó có Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Italy, Cuba, Chile, Israel, Oman, Saudi Arabia, Bahrain, UAE... Singapore đã bắt đầu triển khai tiêm từ cuối tháng 12/2021 đối với các học sinh từ lớp 3 đến lớp 5.

Việt Nam đã triển khai tiêm chủng cho đối tượng từ 12 đến 17 tuổi từ tháng 11/2021. Đến nay, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 14.131.455 liều, trong đó có 8.021.461 mũi 1 và 6.109.994 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 89,9% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 68,5% dân số 12-17 tuổi.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine, tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất. Khẩn trương hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên; không để sót, đặc biệt người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý I năm 2022, đặc biệt lưu ý các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 tuổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Đối với vấn đề này, mới đây Hải Phòng đã tiến hành rà soát trẻ từ 5 - 11 tuổi để xây dựng kế hoạch tiêm phòng vaccine trong thời gian tới.

Còn tại Hà Nội trong những ngày qua, nhiều trường học đã triển khai cho phụ huynh đăng ký tiêm vaccine cho con. Nhiều trường có tỷ lệ phụ huynh đăng ký rất cao. Cô giáo Lưu Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình) cho biết, có trên 88% phụ huynh của trường đã đăng ký tiêm vaccine đợt 1. Tại Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai,) theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thuý Hường, số phụ huynh nhất trí tiêm vaccine là hơn 90%. “Sớm trở lại trường là động lực cho phụ huynh và học sinh khi đăng ký tiêm vaccine”, cô Lưu Thị Hồng Hạnh chia sẻ.

Tiêm vaccine để phòng dịch và con được đến trường là mong mỏi chung của phần lớn phụ huynh. Thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình cho thấy có gần 14.000 phụ huynh đăng ký tiêm vaccine cho con trên tổng số hơn 19.500 học sinh ở bậc tiểu học, đạt tỷ lệ trên 70%. Tỷ lệ này ở khối trẻ mầm non 5 tuổi còn cao hơn, lên đến trên 87%.

Là hiệu trưởng một trong những trường tiểu học có sỹ số cao nhất của quận Ba Đình, cô Lưu Thị Hồng Hạnh cho rằng, mặc dù tỷ lệ phụ huynh đăng ký cho con tiêm rất cao, song những lo lắng của phụ huynh là dễ hiểu và nhà trường cũng đã giao nhiệm vụ cho các giáo viên trao đổi, động viên.

“Chúng tôi ở lĩnh vực giáo dục và đa số phụ huynh cũng không phải làm việc ở ngành Y. Vì thế, rất mong cơ quan chức năng chuyên môn đưa ra các biện pháp, yêu cầu cụ thể để nhà trường thông báo và phối hợp với cha mẹ học sinh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn nhất cho các con”, cô Hạnh nói. Cũng theo cô Hạnh, với cơ sở vật chất hiện nay, nhà trường có thể đáp ứng được yêu cầu và sẵn sàng làm địa điểm tiêm chủng cho học sinh.

Còn tại TP HCM, mới đây, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Lê Thị Anh Thư kiến nghị sớm tiêm vaccine để trẻ 5-11 tuổi trở lại trường.

Theo bà Lê Thị Anh Thư, tỉ lệ phụ huynh muốn con đi học trực tiếp rất cao, chỉ có khối 6 là 55%, còn những khối còn lại từ mầm non đến tiểu học đều ở mức cao, nhất là bậc tiểu học. “Phụ huynh có mong muốn để con đi học trực tiếp trở lại. Mong TP sớm có triển khai tiêm vaccine cho trẻ 5 - 11 tuổi để trẻ sớm đi học trở lại. Vì học trực tiếp thì sự tiếp thu vẫn nhanh hơn học trực tuyến”, bà Thư nêu rõ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.