Thuê người thi hộ để đạt được “giấc mộng trời Tây”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Giới chức Mỹ ngày 4/5/2017 thông báo họ đã bắt giữ 4 công dân Trung Quốc có liên quan đến một kế hoạch gian lận thi cử trong quá trình xét tuyển đầu vào đại học tại Mỹ.

Cái giá của việc thi hộ

Các công tố viên liên bang ở Boston, Mỹ cho biết Yue Wang, một sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Trường Kinh doanh Quốc tế Hult ở Cambridge, bang Massachusetts, đã đồng ý thi hộ kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho người nước ngoài (TOEFL). Ba đối tượng mà Wang nhận lời thi hộ là Shikun Zhang, 24 tuổi, Leyi Huang, 21 tuổi và Xiaomeng Cheng, 21 tuổi. Tất cả đều là công dân Trung Quốc.

Theo các công tố viên, 3 công dân Trung Quốc nói trên đã sử dụng kết quả thi TOEFL của Wang, 25 tuổi, để nộp đơn xin học vào 3 đại học của Mỹ là Đại học Northeastern, Đại học Penn State và Đại học Arizona State. Theo đó, Zhang, Huang và Cheng đã trả Wang số tiền gần 7.000 USD để thi hộ sau khi cả 3 người này không thể đạt đủ số điểm tiếng Anh tối thiểu để nộp hồ sơ vào các trường đại học.

Được biết, TOEFL là bài thi được thiết kế và phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục Mỹ dành riêng cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ nhằm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh một cách toàn diện ở 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong môi trường học thuật. Chứng chỉ TOEFL được hầu hết các trường đại học ở Mỹ dùng như là một điều kiện xem xét tuyển sinh. 

Sau khi được các trường nhận vào học, 3 công dân Trung Quốc đã được Bộ Ngoại giao Mỹ cấp thị thực dành cho sinh viên nước ngoài. Các công tố viên cho biết cả 3 người này đang phải đối mặt với cáo buộc âm mưu nhập cảnh trái phép vào Mỹ theo quy định về nhập cư. “Bằng cách mua điểm trót lọt, họ đã vi phạm các quy tắc và luật lệ về thi cử, nhằm giành lấy các vị trí trong các trường đại học tại Mỹ và tước đi cơ hội theo học của những người khác”, William Weinreb, quyền công tố viên của bang Massachusetts, cho biết.

Sau khi vụ việc vỡ lở, Wang, hiện đang lưu trú ở Mỹ theo diện thị thực sinh viên, đã bị bắt ở New Jersey trong khi Zhang, Huang và Cheng lần lượt bị bắt ở Massachusetts, Pennsylvania và Arizona. Thủ tục trục xuất ngay lập tức có hiệu lực với bị cáo Cheng. Thậm chí cô sinh viên 20 tuổi này còn mang sẵn va-li ra tòa vào hôm thứ 4. Trước khi bay về Trung Quốc vào ngày 1/9, Cheng bị tạm giam tại nhà tù của cơ quan quản lý di trú. 

Luật sư bào chữa cho Cheng, ông Paul Davenport, phát biểu tại tòa rằng thân chủ của mình có thành tích học tập tốt ở trường đại học Arizona State và giờ đây sẽ trở về “quê hương Trung Quốc trong tủi nhục và quan trọng hơn không được cha mẹ chấp nhận”.

Thuê người thi hộ là xu hướng 

Cùng sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc, ngày càng nhiều sinh viên nước này tới Mỹ du học. Theo thống kê, sinh viên Trung Quốc hiện chiếm gần 1/3 tổng số sinh viên quốc tế đang theo học ở Mỹ, đóng góp 9,8 tỷ USD mỗi năm vào nền kinh tế nước này. Ở Anh, du học sinh Trung Quốc cũng thuộc nhóm đứng đầu về số lượng. Theo Báo cáo Hurun, khảo sát thường niên về tầng lớp thượng lưu Trung Quốc, xu hướng này chưa có dấu hiệu chững lại, 80% các gia đình giàu có ở đất nước tỷ dân có kế hoạch cho con đi du học.

Từ đó để được du học, các hình thức gian lận tinh vi liên tục diễn ra. Thuê người thi hộ hoặc mua bài luận là những cách nhiều gia đình Trung Quốc “giúp” con em được nhận vào các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Không chỉ vậy, nhiều bằng chứng cho thấy, quan chức giáo dục Trung Quốc cũng làm lộ đề, giúp sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi lấy chứng chỉ đánh giá toàn cầu, nhằm dễ dàng nhập học vào các đại học Mỹ.

Điển hình là chứng chỉ đánh giá toàn cầu (GAC) là chương trình dự bị đại học có giá trị hơn 10.000 USD/năm, giúp sinh viên nước ngoài ở các quốc gia không nói tiếng Anh có nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bậc đại học và đạt điểm tối đa trong kỳ thi chuẩn hóa đầu vào đại học ở Mỹ (ATC).

Theo phóng viên Reuters với 7 sinh viên Trung Quốc năm 2016, những người này cáo buộc nhiều quan chức giáo dục và giám thị biết nhưng vẫn cho phép hành vi gian lận diễn ra trong kỳ thi ACT tại 3 điểm thi của chương trình.

“Một sinh viên đang du học tại Đại học California, Los Angeles, Mỹ, cho biết, quan chức giáo dục của GAC ở Trung Quốc đã giúp anh biết gần nửa số câu hỏi của đề ACT khoảng một tuần trước thi. Sinh viên khác, đang học đại học ở miền Trung Tây, tiết lộ trung tâm anh tham dự kỳ thi đã gửi cho sinh viên hai bài có trong đề trước khi kỳ thi diễn ra”, Reuters cho biết.

Ngoài ra, 8 giáo viên và những người quản lý ở 7 trung tâm khác cũng khẳng định các kỳ thi có sự gian lận và 2 trường hợp được hỗ trợ bởi quan chức ngành giáo dục.

Một phát ngôn viên của ACT thừa nhận các cáo buộc và cho biết có sự gian lận nghiêm trọng trong chương trình này. “Kỳ thi ACT được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, diễn ra nghiêm túc và cam kết đảm bảo tính hợp lệ, công bằng về điểm số cho tất cả thí sinh. Tuy nhiên, sẽ luôn có những hành vi cố gắng gian lận và sự cố xảy ra.

Ban tổ chức ACT cũng thiết lập những biện pháp và quy trình kiểm tra an ninh nhằm phát hiện và ngăn chặn sự gian lận từ trước, trong và sau kỳ thi. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực và thường xuyên cải tiến các quy trình", người phát ngôn của ACT nói.

Ông Jason Thieman, một cựu giáo viên ở trung tâm GAC của Đại học Tập Mỹ, Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, tiết lộ hành vi gian lận xảy ra khá phổ biến. “Nếu văn phòng tuyển sinh của các trường đại học nhận sinh viên từ chương trình GAC biết rõ những gì đang xảy ra, đặc biệt là trong kỳ thi ACT, tôi nghĩ họ sẽ không muốn nhận bất kỳ sinh viên nào nữa”, ông Thieman khẳng định.

Đây cũng không phải lần đầu tiên xuất hiện những cáo buộc gian lận trong kỳ thi chuẩn hóa đầu vào đại học Mỹ ở các quốc gia châu Á. Tháng 6/2016, đợt thi ACT ở Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) buộc phải hủy vì những nghi ngờ gian lận, New York Times đưa tin. Trong khi đó, The Times cho biết thêm, vi phạm liên quan việc dữ liệu thi bị rò rỉ, ảnh hưởng 5.500 sinh viên tại 56 trung tâm. Kỳ thi bị hủy bỏ vài giờ trước khi diễn ra.

Trước đó, nhiều bê bối cũng đã diễn ra. Điển hình là vụ bê bối lớn hơn xảy ra vào tháng 5/2015, khi 15 thí sinh ảo, tất cả đều mang quốc tịch Trung Quốc, bị cáo buộc ở Mỹ vì âm mưu sử dụng hộ chiếu giả để đi thi hộ. Nghĩa là có những học sinh Trung Quốc thậm chí không cần động đến một chiếc bút mà vẫn đạt điểm tuyệt đối.

Tuy nhiên, vụ cáo buộc không giúp cải thiện tình hình. Hồi tháng 1/2016, sau khi một nguồn tin giấu tên tố cáo về một vụ gian lận quy mô lớn, đồng loạt các trung tâm khảo thí ở châu Á quyết định hủy tổ chức thi SAT chỉ hai ngày trước ngày thi. 

Năm 2015, theo nghiên cứu một công ty giáo dục Mỹ thực hiện, khoảng 8.000 sinh viên Trung Quốc đã bị đuổi khỏi nhiều trường đại học Mỹ, với nguyên nhân chủ yếu là điểm kém và gian lận thi cử.

Theo kết quả nghiên cứu công bố ngày 28/5/2015, một tòa án Mỹ đã chính thức buộc tội 12 công dân Trung Quốc gian lận trong các cuộc thi đầu vào các trường đại học của Mỹ. Những kẻ này đã tiến hành nhiều hoạt động gian lận tinh vi, có hệ thống, kéo dài 4 năm từ 2011-2015, trong đó các sinh viên tương lai bỏ ra tới 6.000 USD để thuê người đi thi hộ, sử dụng hộ chiếu giả gửi tới từ Trung Quốc.

Một bồi thẩm đoàn ở thành phố Pittsburgh đã buộc tội các bị đơn, bao gồm cả người đi thi hộ và người hưởng lợi, với tội danh âm mưu phạm tội, làm giả hộ chiếu, gian lận thư tín. Đặc vụ John Kelleghan của Cơ quan Điều tra An ninh nội địa Mỹ cho hay những sinh viên này không chỉ gian lận trong các kỳ thi mà còn có hành vi hủy hoại hệ thống nhập cư của Mỹ./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.