Thực lòng nghe người dân nói

Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Cổng thông tin điện tử Chính phủ
(PLO) - Một biểu hiện mới của Chính phủ kiến tạo là muốn lắng nghe ý kiến dân bằng cách lập “kênh” phản ánh ý kiến người dân trên trang thông tin điện tử của Chính phủ. Giờ đây người dân có thể trực tiếp nêu ý kiến của mình, cũng như đề xuất, phản ảnh những việc quan tâm trong lĩnh vực quản lý, điều hành của Chính phủ.

Hình thức thông tin này thiết lập mối quan hệ gần hơn, nhanh hơn, trực tiếp hơn và đa dạng hơn trong mối quan hệ Nhân dân – Chính phủ. Nhưng để hiệu quả thì cần đến trách nhiệm và thực tâm muốn nghe từ phía Chính phủ, đồng thời xử lý kịp thời những thông tin tiếp nhận và phản hồi với người đã cất công góp ý. Vấn đề này Nhân dân có thể tin tưởng bởi thiết lập “kênh” này là do ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và trực tiếp phụ trách là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Đã có ý kiến nghi ngại rằng, không nên để cho tình trạng người tiếp nhận thông tin chỉ “lọc” những ý kiến có lợi, biểu dương, khen ngợi... mà trình lên, còn những ý kiến “khó nghe” thì ỉm đi. Sự nghi ngại ấy là có cơ sở bởi bấy lâu nay tồn tại tình trạng một số lãnh đạo chỉ thích nghe cái hay, cái tốt chứ không chịu nghe cái xấu, cái dở. Vì thế, các báo cáo tràn đầy thành tích, bỏ qua khuyết điểm, sai sót, trì trệ, chỉ nhắc qua loa sau cái từ “tuy nhiên” mà thôi. Bệnh thành tích hay nói dối từ đó mà ra.

Mặt khác, Nhân dân từng chứng kiến những kiểu góp ý cho cách thức làm việc của bộ máy công quyền chỉ là hình thức và đáng gây thất vọng. “Hòm thư góp ý” là một ví dụ điển hình. Một thời, bất kỳ ở công sở, bệnh viện, nhà ga, bến tàu... nào cũng treo “Hòm thư góp ý” rồi để mốc meo, hàng tháng không mở, chẳng ai đọc, vô tác dụng, người dân chán và rồi nó tự tiêu với thời gian, chẳng ai nhắc đến nữa.

Tiếp tục là những đường dây nóng nhận tin báo tội phạm hoặc ý kiến phản ảnh của người dân về thái độ phục vụ trở nên nguội ngắt vì gọi đến chẳng ai nghe máy cả. Rồi, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, họp Hội đồng nhân dân, có những ý kiến tâm huyết, có nỗi bức xúc, có sự việc tham nhũng được nói ra... hầu hết, đều rơi vào im lặng. Phổ biến nhất là các đơn thư khiếu nại, tố cáo chuyển lòng vòng gây nên nỗi thất vọng không nhỏ đối với những người thực tâm muốn xã hội có những chuyển biến tích cực.

Nếu người được góp ý, người được phân công nghe ý kiến của Nhân dân có thái độ tiếp thu thực lòng và cầu thị, có trách nhiệm thì cái hiện tượng “con voi chui lọt lỗ kim” xảy ra ở các lĩnh vực đấu thầu, xây dựng, quản lý đất đai, dự án, bổ nhiệm cán bộ, thi tuyển biên chế... sẽ rất ít xảy ra. Ở một trường hợp cụ thể như mới đây, một Giám đốc công trình thủy lợi ở Khánh Hòa “tiêu” 8,5 tỷ đồng của ngân sách thì bỏ túi 6,3 tỷ đồng bằng cách kê khống. Nếu có sự lắng nghe phản ảnh của người dân thì đã có thể chặn được “bàn tay móc túi” này và cứu được một cán bộ khỏi phải ngồi tù!

Rất mong lần này khi kênh giao tiếp giữa Nhân dân và Chính phủ mở ra trên mạng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội và niềm tin của nhân dân.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.