Thua thiệt vì thiếu hiểu biết tập quán thương mại

Trong mua, bán nội địa và quốc tế, việc thiếu hiểu biết các tập quán thương mại nhiều khi dẫn tới hậu quả hết sức nặng nề. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp (DN) Việt Nam về việc này là hết sức cần thiết.


Trong mua, bán nội địa và quốc tế, việc thiếu hiểu biết các tập quán thương mại nhiều khi dẫn tới hậu quả hết sức nặng nề. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp (DN) Việt Nam về việc này là hết sức cần thiết.

Những bài học đắt giá

Cách đây 4 năm, 4 DN tại TP.HCM và một DN tại Hà Nội liên kết nhập một lô hàng thức ăn chăn nuôi trị giá 1,4 triệu USD. Khi còn 3 ngày nữa tàu cập cảng Việt Nam thì bị Interpol bắt giữ tại Malaysia với lý do là tàu đang bị đánh cắp và đang bị tranh chấp về việc ai là chủ sở hữu tàu đích thực. Khi xảy ra sự cố, phía Việt Nam đứng trước các lựa chọn: đòi bảo hiểm, hoặc phía người bán bồi thường; kiện chủ tàu đòi bồi thường; hoặc thuê tàu khác chở tiếp hàng về Việt Nam.

Tuy nhiên, oái oăm là cả ba trường hợp trên đều không thực hiện được vì các điều khoản miễn trừ của quy định quốc tế, còn thuê tàu chở hàng tiếp về Việt Nam lại quá tốn kém do các chi phí chống ô nhiễm môi trường của nước sở tại. Cuối cùng, phía bán hàng nhân nhượng hỗ trợ  0,5 triệu USD và bên mua chịu lỗ 0,9 triệu USD. Đây là bài học đắt giá vì làm ăn với nước ngoài mà thiếu hiểu biết về luật pháp hoặc tập quán làm ăn.

Thua thiệt vì thiếu hiểu biết tập quán thương mại ảnh 1

Luật sư Võ Ngọc Thăng - Trọng tại viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam.

Một trường hợp tranh chấp xảy ra nữa khi một thương nhân nước ngoài mua một lô hàng gốm sứ nghệ thuật của một DN phía Bắc. Phía bên mua đề nghị theo điều kiện FCA  Incoterms 1990, nhưng phía bán cứ khăng khăng đòi bán theo điều kiện FOB, rốt cuộc phía bên mua chấp nhận theo điều kiện của bên bán. Khi hàng từ bãi container để xếp lên tàu, xe tải bị nghiêng, làm cho một số món bị vỡ. Người mua đề nghị bồi thường, bên bán từ chối đổ thừa lỗi của người vận tải. Bên mua nói, vì giao hàng theo điều kiện FOB nên phía bán chỉ được miễn trách nhiệm khi hàng đã giao qua mạn tàu, sau đó bên bán phải chịu bồi thường.

Làm ăn với “Tây” phải biết Incoterms

Theo luật sư Võ Ngọc Thăng - Trọng tại viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam – trong các hợp đồng mua bán, việc sử dụng Incoterms làm nguồn tham chiếu cơ bản là điều rất cần thiết. Incoterms  không đề cập tới giá hàng, quy cách phẩm chất bao bì, đóng gói; phương thức thanh toán; khi nào quyền sở hữu chuyển từ người bán sang người mua; nguồn luật áp dụng, cơ chế giải quyết tranh chấp; hậu quả của việc vi phạm hợp đồng mà chỉ phân chia rủi ro giữa hai bên trong vấn đề giao hàng. Ông lưu ý, Incoterms không phải là văn bản luật mà chỉ là những khuyến nghị dưới dạng tập quán thương mại phổ biến trên toàn thế giới, chỉ có giá trị khi các bên tự nguyện áp dụng và ghi rõ trong hợp đồng. Cần ghi rõ, đúng và đủ Incoterms nào đang có hiệu lực hay không.

Hiện nay, trong thương mại quốc tế, có 8 bộ Incoterms được ban hành, từ Incoterms 1936, Incoterms  1953, Incoterms 1967, Incoterms 1976, Incoterms 1980, Incoterms 1990, Incoterms 2000 và mới nhất là Incoterms 2010; trong đó Incoterms mới nhất là Incoterms 2010 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2011. Các DN cần hiểu rõ và tham chiếu bộ Incoterms này để tránh thiệt hại không đáng có.

Trở lại hai trường hợp thiệt hại có thực xảy ra nêu trên, luật sư Võ Ngọc Thăng cho biết, chỉ cần hiểu biết các tập quán phổ biến và ghi rõ ràng, cụ thể vào trong hợp đồng các quy tắc của Incoterms, phía DN nước ta sẽ không phải chịu thiệt hại như vậy.

Ngọc Quý

Đọc thêm

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!