Thừa Thiên Huế: Kỳ vọng sớm đưa A Lưới ra khỏi danh sách huyện nghèo

Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã giúp người dân A Lưới vươn lên thoát nghèo.
Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã giúp người dân A Lưới vươn lên thoát nghèo.
(PLVN) - Đưa A Lưới ra khỏi danh sách huyện nghèo là mục tiêu không chỉ của A Lưới, mà của Thừa Thiên Huế trên bước đường phấn đấu trở thành TP trực thuộc Trung ương. Thừa Thiên Huế đang tập trung, thực hiện nhiều giải pháp để đưa huyện A Lưới ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia vào cuối 2023.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ban Chỉ đạo giảm nghèo (BCĐ) các cấp, nhiều dự án, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 đã từng bước đi vào cuộc sống.

Là một trong những hộ sinh sống tại xã biên giới Việt - Lào, gia đình anh Hồ Viết Ái Duy (thôn Âr Kêu, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới) đã bắt đầu tự chủ trong kinh tế. Theo anh Duy, với sự đồng hành của Hội Nông dân xã, năm 2018, gia đình được bình xét cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với số tiền 80 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Từ nguồn vốn vay và hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt của Hội, anh Duy đã đầu tư phát triển chăn nuôi lợn kết hợp trồng chuối già lùn.

“Năm 2022, tôi tiếp tục tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để làm ăn. Nhờ được sự quan tâm này, từ hộ khó khăn, hơn 2 năm nay, gia đình tôi đã ổn định hơn, thu nhập trên 140 triệu đồng/năm, con cái được học hành”, anh Duy cho hay.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, công tác giảm nghèo được huyện triển khai thực hiện quyết liệt; đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp từ huyện đến cơ sở tăng cường trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện công tác giảm nghèo.

Bên cạnh hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư phát triển mô hình giảm nghèo, phát triển sinh kế, huyện đang tập trung đẩy mạnh xóa nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo. Tính đến tháng 9/2023, từ nguồn lực của 3 chương trình MTQG (giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi) cùng các nguồn lực khác, huyện đã phê duyệt hỗ trợ nhà ở cho 2.351 hộ/3.959 hộ của cả giai đoạn 2021 - 2025. Dự kiến đến khoảng tháng 11/2023, A Lưới sẽ cơ bản giải ngân vốn cho các hộ đã được phê duyệt, đồng thời tiếp tục chuẩn bị kế hoạch, phương án huy động nguồn lực để hỗ trợ cho những hộ còn lại.

Theo Chủ tịch UBND huyện, đầu năm 2022, toàn huyện có 7.022 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 49,98 % và hộ cận nghèo 2.185 hộ, chiếm tỷ 15,55%. Kết quả rà soát hộ nghèo và cận nghèo cuối năm 2022 còn lại là 5.399 hộ nghèo (giảm 1.623 hộ) và hộ cận nghèo 2.078 hộ (giảm 107 hộ).

Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện A Lưới được đánh giá đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện A Lưới được đánh giá đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện được đánh giá đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Có nhiều kết quả khả quan như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tính đến ngày 20/9/2023 đạt 38% kế hoạch; tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp đạt 56,05% vốn UBND tỉnh giao. Từ những nguồn vốn đã giải ngân, các địa phương trên địa bàn huyện đã tổ chức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo giải quyết việc làm, phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập, xóa nhà tạm, cải thiện dinh dưỡng, y tế,...

Mặt khác, thông qua công tác truyền thông, người dân ngày càng có ý thức tự giác vươn lên, qua đó cải thiện các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước thoát nghèo bền vững.

Mới đây, tại buổi làm việc với UBND huyện về tình hình thực hiện các chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và kế hoạch đưa huyện A Lưới thoát khỏi 74 huyện nghèo; ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị huyện cần có sự quyết liệt trong chỉ đạo triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Các cơ quan, đơn vị cần có sự phối hợp, hướng dẫn huyện trong xây dựng chi tiết kế hoạch giải ngân các nguồn vốn thực hiện các chương trình, có phụ lục kèm theo để triển khai thực hiện. Cần tập trung hoàn thiện hạ tầng, kỹ thuật để triển khai các dự án đã được phê duyệt phục vụ sản xuất và hỗ trợ sinh kế cho người dân.

Thời gian tới huyện cần tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG trong năm 2023. Xác định giảm nghèo bền vững là mục tiêu quan trọng; bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Chú trọng đến đào tạo nghề giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Phấn đấu đưa A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo quốc gia. Việc hoàn thành mục tiêu này sẽ góp phần vào tiêu chí đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương.

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.