Thừa Thiên Huế: Gần 2 vạn ngôi nhà bị ngập, không có thiệt hại về người

Sạt lở vùi lấp nhà dân trong đêm ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc
Sạt lở vùi lấp nhà dân trong đêm ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, lượng mưa cực lớn từ ngày 14/10 đến sáng 15/10 đã gây ngập lụt sâu trên diện rộng. Theo thống kê sơ bộ, ước tính có khoảng 19.918 nhà ngập, với độ sâu từ 0,3-0,8m; không có tổn thất về người, có 1 nhà bị sập ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, 2 nhà bị đất đá lùa vào ở thị trấn Lăng Cô.

Theo ghi nhận của PLVN lúc 10h sáng nay (15/10), lượng mưa ở Huế có giảm nhưng mực nước ở các sông, các tuyến đường chưa xuống; các trục đường chính thuộc khu vực Bắc sông Hương (Vạn Xuân, Chi Lăng, Bạch Đằng, Mai Thúc Loan...) ngập bình quân 0,4-0,6m; các tuyến đường khu vực Nam sông Hương (Hùng Vương, Trường Chinh, Trần Quang Khải, Bến Nghé, Đống Đa...) ngập từ 0,3-0,5m.

Đến sáng nay, mưa giảm nhưng nước lũ vẫn cao (Ngã 6 TP Huế)

Đến sáng nay, mưa giảm nhưng nước lũ vẫn cao (Ngã 6 TP Huế)

Chung cư Xuân Phú

Chung cư Xuân Phú

Tình trạng ngập úng và sạt lở xảy ra tại nhiều vị trí trên quốc lộ 1 và quốc lộ 49, khiến phương tiện ùn tắc. Tuyến QL 1A đoạn qua đèo Hải Vân sạt lở một số đoạn tại Km 901+500 với chiều dài khoảng 60 mét, đất đá trôi xuống đường, phương tiện giao thông không qua lại được; phía Nam hầm Hải bị sạt, Công an huyện đã phối hợp với Công an tỉnh và lực lượng cứu hộ tổ chức khắc phục, đến 9h 15/10 thông một chiều.

Một nhà ở phường An Đông (TP. Huế) ngập sâu

Một nhà ở phường An Đông (TP. Huế) ngập sâu

Cán bộ phường Đông Ba dùng ghe giúp dân (Ảnh Ngô Quốc Hoàng Long)

Cán bộ phường Đông Ba dùng ghe giúp dân (Ảnh Ngô Quốc Hoàng Long)

Đường QL 49 bị sạt lở 3 điểm, hiện tại đã thông đường; đường HCM nhiều đoạn qua xã Sơn Thuỷ - A Ngo bị đất đá và nước ngập qua đường, đã thông đường. Đoạn đoạn xã Lộc Bình bị đất đá vùi lấp đường, địa phương tổ chức lực lượng kiểm soát giao thông tại khu vực đường bị ngập, đặt biển biển cảnh báo và barie cảnh giới (cả 2 phía) đoạn ngập lụt, nghiêm cấm các phương tiện và người đi qua khu vực này.

Đường sắt Bắc - Nam, Đoàn tàu SE7 đi từ Hà Nội vào dừng tại ga Huế do ảnh hưởng bởi mưa lũ; có 183 hành khách đang ở trên tàu hiện vẫn đảm bảo an toàn. Tuyến đường sắt đoạn qua thị trấn Lăng Cô bị đất đá vùi lấp và cuốn trôi tà vẹt khoảng 30m, đã thông báo cung đường biết để dừng tàu.

Ghi nhận của CTV Trần Minh ở xã Lộc Tiến

Ghi nhận của CTV Trần Minh ở xã Lộc Tiến

Hiện nay, lượng mưa giảm, triều cửa sông giảm xuống nên mực nước sông đang hạ xuống. Mực nước các trạm trên các triền sông lúc 8h ngày 15/10:Mực nước sông Hương tại Kim Long: +4,0m trên báo động III là 0,5m. Mực nước sông Bồ tại Phú Ốc lúc: +4,92m, trên báo động III là 0,42m. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5 nên khu vực ven biển có gió cấp 6, sóng biển cao, nước dâng, triều cường 1,7m làm chậm khả năng thoát lũ.

Một số hình ảnh PLVN ghi nhận.

Nước dâng cao trong căn nhà một cụ bà ở huyện Phú Lộc

Nước dâng cao trong căn nhà một cụ bà ở huyện Phú Lộc

Người dân Hương Chữ (thị xã Hương Trà mua nhu yếu phẩm) để tiếp tục chống chọi với lũ

Người dân Hương Chữ (thị xã Hương Trà mua nhu yếu phẩm) để tiếp tục chống chọi với lũ

Quầy tạp hoá ở Phú Thượng, TP. Huế ngập sâu (Ảnh Trương Anh Huấn)

Quầy tạp hoá ở Phú Thượng, TP. Huế ngập sâu (Ảnh Trương Anh Huấn)

Bình An Đường (Đại nội Huế)

Bình An Đường (Đại nội Huế)

Ngay trong đêm, người dân trắng đêm chạy lũ

Ngay trong đêm, người dân trắng đêm chạy lũ

Nước lũ đổ về gây ngập nặng hệ thống giao thông xung quanh hầm đường bộ Hải Vân.

Nước lũ đổ về gây ngập nặng hệ thống giao thông xung quanh hầm đường bộ Hải Vân.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 5, trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục có mưa to với tổng lượng mưa tích lũy đến hết ngày 15/10 phổ biến 200-300 có nơi 350mm. Mực nước các sông Hương, sông Bồ đạt, trên báo động 3, gây ngập lụt diện rộng.

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.