Làm rõ quan hệ giữa điều ước quốc tế với Hiến pháp

Vụ Pháp luật quốc tế (PLQT), Bộ Tư pháp vừa tổ chức cuộc họp ý kiến toàn thể cán bộ, công chức của Vụ đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung vào hai nội dung chính liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ, đó là những quy định về điều ước quốc tế (ĐƯQT), về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Vụ Pháp luật quốc tế (PLQT), Bộ Tư pháp vừa tổ chức cuộc họp ý kiến toàn thể cán bộ, công chức của Vụ đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung vào hai nội dung chính liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ, đó là những quy định về điều ước quốc tế (ĐƯQT), về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Từ thực tiễn công tác ĐƯQT vừa qua cho thấy việc phân loại ĐƯQT theo danh nghĩa ký như hiện nay là vấn đề cần được cân nhắc khi sửa đổi Hiến pháp.

Trong nhiều trường hợp đã có sự xung đột pháp luật về danh nghĩa ký kết giữa các bên ký kết đối với ĐƯQT cụ thể. Vì vậy, Vụ PLQT nhận thấy có thể cân nhắc một phương án khác trong việc xác định thẩm quyền ký kết ĐƯQT là căn cứ theo nội dung của điều ước.

Những ĐƯQT quan trọng có phạm vi ảnh hưởng rộng nên thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và Chủ tịch nước, còn những ĐƯQT khác nên thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan hành pháp.

Vụ PLQT cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện hành về ĐƯQT cần hướng tới hai mục tiêu: Tạo cơ sở hiến định về vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật và phân định rõ thẩm quyền của chủ thể trong ký kết ĐƯQT.

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến đóng góp đã tập trung vào những vấn đề nổi cộm trong công tác ĐƯQT. Cụ thể, nhiều ý kiến của Vụ PLQT đề xuất bổ sung vào Điều 12 dự thảo sửa đổi Hiến pháp một quy định liên quan đến vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm mục đích khẳng định rõ mối quan hệ của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thực tiễn công tác ĐƯQT thời gian qua, phù hợp với định hướng tại kết luận Hội nghị Trung ương 5, thông lệ nhiều quốc gia.

Đối với quy định về thẩm quyền của Quốc hội tại Khoản 14 Điều 75, Vụ PLQT cho rằng quy định như dự thảo không thống nhất về tiêu chí phân loại ĐƯQT. Vì vậy, riêng đối với tổ chức quốc tế thì Vụ đề nghị sửa đổi và bổ sung thành: “…tại các tổ chức quốc tế quan trọng; giám sát việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Ngoài ra, về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước đối với công tác ĐƯQT, Vụ PLQT đề xuất hai phương án (các phương án này tương ứng với các phương án của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ) như sau:

Phương án 1: Nếu không phân loại ĐƯQT theo danh nghĩa ký thì Khoản 6 Điều 93 cần được sửa như sau: " …đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; ký điều ước quốc tế với người đứng đầu Nhà nước khác về những nội dung được quy định tại khoản 14 Điều 75 hoặc quyết định việc đàm phán, ký những điều ước quốc tế này khi Chủ tịch nước không trực tiếp thực hiện; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế theo luật quy định."

Phương án 2: Nếu phân loại ĐƯQT theo danh nghĩa ký thì Khoản 6 Điều 93 cần được sửa như sau: “….đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước CHXHCN Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; hoặc quyết định việc đàm phán, ký những điều ước quốc tế này khi Chủ tịch nước không trực tiếp thực hiện; trình Quốc hội ...; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập ... theo thẩm quyền do luật quy định”.

Và, tương ứng với 2 phương án được đề xuất đối với thẩm quyền của Chủ tịch nước, Vụ PLQT đề xuất 2 phương án về thẩm quyền của Chính phủ được quy định tại Khoản 7 Điều 101 như sau:

Phương án 1: Nếu không phân loại ĐƯQT theo danh nghĩa ký kết thì Khoản 7 Điều 101 được sửa như sau: “Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế  trừ trường hợp Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu nhà nước khác; quyết định việc đàm phán, ký, gia nhập, phê duyệt các điều ước quốc tế theo thẩm quyền do luật quy định; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế…”.

Trong khi đó, Khoản 4 Điều 103 về thẩm quyền của Chính phủ nên được sửa thành: “Chỉ đạo việc đàm phán, ký điều ước quốc tế trừ trường hợp Chủ tịch nước trực tiếp ký; chỉ đạo thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”.

Phương án 2: Nếu ĐƯQT được phân loại theo danh nghĩa ký kết, Vụ PLQT đề xuất bỏ đoạn “trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 93”, đồng thời sửa khoản 7 Điều 101 thành: “Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; quyết định việc đàm phán, ký, gia nhập, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”.

Đồng thời, khoản 4 Điều 103 nên được sửa thành: “Chỉ đạo việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước và điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ phân công trong công tác điều ước quốc tế”.

Thủy Thu 

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Nắng rừng

[Truyện ngắn] Nắng rừng

(PLVN) - Căn phòng Hoàn vẫn mở toang. “Hôm nay anh không về nhà à? “Nhân ngoái đầu vào cửa, ngạc nhiên. “Mình có việc”. Nhân lặng lẽ xuống cầu thang, trở về nhà. Anh ấy chắc lại tới Vi Văn Kế chứ gì vì nghe anh giắng từ mấy hôm nọ. Ôi giời, cuối năm sẽ nghỉ hưu, anh ta lao vào làm gì cho mệt xác. Rõ là thân làm tội đời. Lúc đầu Nhân được giao xét xử vụ này nhưng rồi Hoàn lại bảo dừng để anh ấy lo. Thế càng mừng. Mà sao anh ta cứ trăn trở, băn khoăn một việc cỏn con ấy, một việc dân sự giải quyết quá dễ dàng.

Đọc thêm

Vinamilk tiếp tục nhập bò sữa cao sản từ Úc

Vinamilk tiếp tục nhập bò sữa cao sản từ Úc
(PLO) - Sau hai chuyến hành trình bay thẳng vượt đại dương, ngày 23.9 và 30.09.2014, các chuyên cơ của hãng hàng không Qantas Airways, Australia đã chở 400 con bò cao sản mang thai được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam qua Nội Bà. Kế hoạch từ nay đến tháng 2.2015, Vinamilk sẽ nhập khoảng 3.000 con bò mang thai và bò tơ bằng đường hàng không.

Không có hộ khẩu, có được bố trí tái định cư?

Ảnh minh họa
(PLO) - Theo quy định của pháp luật, khi hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở sẽ  được bố trí tái định cư. Nhưng trong trường hợp hộ gia đình xây nhà ở địa bàn khác (không có cùng hộ khẩu) rồi cho người khác thuê lại, khi Nhà nước thu hồi toàn bộ nhà, đất thì chủ sử dụng đất có được bố trí đất tái định cư?

Những ai được chuyển tuyến khám chữa bệnh?

Tư vấn khám chữa bệnh cho người dân (Ảnh minh họa).
(PLO) - Thời gian gần đây, đặc biệt là khi bùng phát các dịch bệnh như sởi, rubella... các bệnh viện tuyến Trung ương đều trong tình trạng quá tải do người dân chuyển viện vượt tuyến. Nhằm cung cấp đến độc giả những quy định về chuyển tuyến khám chữa bệnh, PLVN xin được cung cấp nội dung cơ bản của Thông tư 14/2014/TT-BYT được Bộ Y tế mới ban hành.

Quản lý chặt hơn hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người nước ngoài

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo phương châm Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đồng thời, để bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và công tác quản lý nhà nước.

Con có được hưởng thừa kế khi cha đã lấy vợ mới?

Con có được hưởng thừa kế  khi cha đã lấy vợ mới?
(PLO) - Người bố không may gặp tai nạn rồi qua đời, để lại di chúc với nội dung toàn bộ di sản dành hết cho người vợ mới và cậu con trai út, vậy trong trường hợp này, hai người con chung anh ta với vợ cũ có được hưởng di sản từ bố không?

Trình tự khai sinh cho trẻ sinh ra trong trại giam

Quy định mới về việc khai sinh sẽ đỡ thiệt thời cho trẻ sinh ra trong tại giam
(PLO) - Những tờ giấy khai sinh với dấu ấn buồn khi nơi sinh là "tại trại giam", người khai sinh là "giám thị trại giam" rồi sẽ chỉ còn là quá khứ khi mới đây, việc khai sinh cho trẻ em thuộc đối tượng này đã có quy định mới.

“Gỡ rối” kiến thức về tạm giữ, tạm giam, bắt khẩn cấp...

“Gỡ rối” kiến thức về tạm giữ, tạm giam, bắt khẩn cấp...
(PLO) - “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật” (Điều 71 Hiến pháp).

Ký thay, “bút sa gà chết” hiểu theo nghĩa pháp lý

Ký thay, “bút sa gà chết” hiểu theo nghĩa pháp lý
(PLO) - Trên thực tế, tại một văn bản giao dịch, phần ký tên thường xuất hiện các chữ viết tắt như: KT, TM, TL, TUQ. Vậy chúng có ý nghĩa gì, được dùng khi nào?. Thạc sỹ luật Nguyễn Thế Anh (Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam) sẽ làm rõ vấn đề này.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2013

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2013
(PLO) -Bỏ ghi tên cha, mẹ trên Chứng minh nhân dân; hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; điều kiện giao xe vi phạm hành chính cho đối tượng vi phạm; tự ý cơi nới chung cư bị phạt đến 60 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2013.

Muốn cưỡng chế, phải xin ý kiến Trưởng ban Chỉ đạo THADS

Muốn cưỡng chế, phải xin ý kiến Trưởng ban Chỉ đạo THADS
(PLO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, sửa  tên gọi Nghị định 61 là Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng yêu cầu nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi

Thủ tướng yêu cầu nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi và tăng cường biện pháp bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Tại Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp thực hiện tốt nhiều công việc ngay trong năm 2013.

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2013

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2013

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hết hạn hoạt động được đăng ký lại; tăng mức cho vay HSSV lên 1,1 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp bị giám sát tài chính đặc biệt trong 4 trường hợp; dùng sáng kiến của người khác để dự thi, phạt đến 40 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng này.

Sẽ phóng bùi nhùi bắt tội phạm ở Thanh Hóa?

Sẽ phóng bùi nhùi bắt tội phạm ở Thanh Hóa?

Nhằm trang bị cho cảnh sát làm nhiệm vụ ngăn chặn đua xe trái phép, trấn áp tội phạm côn đồ, cướp giật gây án trên đường, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án chế tạo ống phóng bùi nhùi lưới.

Mua dâm có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Mua dâm có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Nếu mua dâm với nhiều người cùng một lúc mức phạt sẽ là 2-5 triệu đồng. Riêng đối với hành vi mua dâm có tính chất đồi trụy, lôi kéo, ép buộc người khác cùng mua dâm, Bộ Công an đưa ra mức phạt 5-10 triệu đồng.

9 Chính sách mới được thực hiện từ tháng 6/2013

8 đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thờ cúng liệt sĩ được trợ cấp 500.000 đồng/năm; tăng thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng; lãi suất vay mua nhà ở xã hội 6%/năm;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2013.