Thủ tướng phê bình các địa phương chậm trễ thực hiện cải cách TTHC về đất đai.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm trễ thực hiện cải cách TTHC về đất đai.
(PLO) - Các địa phương chậm trễ thực hiện cải cách TTHC về đất đai có 22 tỉnh, thành phố chưa công bố bộ TTHC về đất đai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; 49 tỉnh, thành phố chưa đưa Văn phòng đăng ký đất đai một cấp đi vào hoạt động (48 tỉnh, thành phố mới lập xong đề án và 1 tỉnh chưa lập đề án).
Sáng 26/5/2015, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành hữu quan về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình và giải pháp thực hiện cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường cho Bộ đã công bố bộ TTHC trong lĩnh vực này gồm 41 thủ tục đối với nơi đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp (giảm 30 thủ tục); 62 thủ tục đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai 1 cấp (giảm 9 thủ tục).
Đồng thời đã rà soát, bãi bỏ một số thủ tục hoặc công việc không cần thiết trong giao đất, cho thuê, cấp giấy chứng nhận. Về thời gian thực hiện thủ tục đã giảm nhiều so với quy định trước đây đối với tất cả các thủ tục, đặc biệt đối với thủ tục thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công,…
Về hồ sơ thực hiện thủ tục cũng đã giảm một số loại giấy tờ phải nộp trong thành phần các loại hồ sơ; bổ sung quy định về hồ sơ thủ tục đăng ký lập dạng số đối với địa phương đã triển khai thực hiện đăng ký điện tử; bổ sung quy định giao dịch điện tử.
Trong lĩnh vực môi trường, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục rà soát, đơn giản hóa về trình tự, thành phần hồ sơ đối với 65 TTHC trong quá trình xây dựng, ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành Luật và các Nghị định.
Trong lĩnh vực khoáng sản, Bộ đã cắt giảm được gần 40% TTHC không cần thiết; đồng thời công bố 30 TTHC, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và 2 TTHC đang được rà soát để chuẩn hóa.
Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, Bộ đã công bố 27 TTHC. So với trước đây, một số giấy tờ, hồ sơ không cần thiết liên quan đến kết quả phân tích chất lượng nước, giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất,… đã được bãi bỏ; đặc biệt đã thực hiện lồng ghép nộp hồ sơ đề nghị cấp phép trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (đối với trước hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển).
Ngoài ra, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực biển và hải đảo; đo đạc và bản đồ; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến;… cũng được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng thừa nhận công tác cải cách TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài Nguyên và Môi trường vẫn còn một số hạn chế. Nhiều lĩnh vực quản lý của Bộ có tính chất nhạy cảm, phức tạp; do vậy TTHC cho dù được cải cách từ nhiều năm nay nhưng kết quả giải quyết chưa được như mong đợi của người dân và doanh nghiệp. Cụ thể như trong lĩnh vực đất đai, việc công bố TTHC về đất đai của địa phương còn chậm so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện còn 22/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành bộ TTHC về đất đai.
Trong lĩnh vực khoáng sản, giá tính thuế và khung thuế suất thuế tài nguyên không phù hợp với thực tiễn, tác động tiêu cực đến ngành khai thác, chế biến khoáng sản. Trong lĩnh vực môi trường, một số văn bản chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ban hành chậm so với tiến độ. Trong lĩnh vực tài nguyên nước, thông tin, dữ liệu, số liệu về tài nguyên nước vừa thiếu, vừa không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông và công tác dự báo, cảnh báo sớm diễn biến lưu lượng, chất lượng nước.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách TTHC nói chung và cải cách TTHC trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng là để quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn, công khai minh bạch hơn, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng; đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
“Mục tiêu của cải cách TTHC không phải là bỏ vai trò quản lý nhà nước mà cải cách là để quản lý tốt, công khai, minh bạch đi liền với tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế theo hướng bãi bỏ những quy định không cần thiết, hoặc nếu giữ để quản lý thì phải đơn giản hóa các quy trình
Thủ tướng yêu cầu rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế theo hướng bãi bỏ những quy định không cần thiết, hoặc nếu giữ để quản lý thì phải đơn giản hóa các quy trình
Đưa ra yêu cầu phải quyết tâm thực hiện để đạt được các yêu cầu, mục tiêu mà Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đặt ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ trước hết lãnh đạo, người đứng đầu các Bộ, ngành, các địa phương phải không ngừng nâng cao nhận thức, đề cao tinh thần trách nhiệm, coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của mình.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, nhất là rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư theo hướng bãi bỏ những quy định không cần thiết, hoặc nếu giữ để quản lý thì phải đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện; đồng thời thực hiện công khai, minh bạch nhằm vừa quản lý tốt hơn, vừa tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp. “Muốn cải cách thủ tục hành chính thì phải hoàn thiện thế chế, luật pháp chứ không thể kêu gọi chung chung” - Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường phối hợp trong xây dựng, hoàn thiện, thực thi pháp luật và cải cách TTHC; hợp nhất, liên thông trong quy trình xử lý TTHC. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đôn đốc đi liền sơ kết, tổng kết, biểu dương những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời chấn chỉnh, phê bình những đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ.
Tại cuộc họp này, Thủ tướng đã phê bình một số địa phương chậm trễ trong việc thực hiện cải cách TTHC về đất đai. Trong đó có 22 tỉnh, thành phố chưa công bố bộ TTHC về đất đai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; 49 tỉnh, thành phố chưa đưa Văn phòng đăng ký đất đai một cấp đi vào hoạt động (48 tỉnh, thành phố mới lập xong đề án và 1 tỉnh chưa lập đề án).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản; giải quyết TTHC. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường để phục vụ công tác quản lý nhà nước, trước hết là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong thời gian tới./.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.