Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát huy sáng tạo, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi sổ lưu niệm của nhà trường. (Nguồn ảnh: Báo Quân đội nhân dân)
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi sổ lưu niệm của nhà trường. (Nguồn ảnh: Báo Quân đội nhân dân)
(PLVN) - Chiều qua - 31/1, thăm, chúc Tết cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nhà trường khơi dậy, phát huy sức sáng tạo, trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ tri thức, văn nghệ sĩ, cán bộ, giảng viên, học viên, đóng góp công sức, trí tuệ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.

Cùng đi có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Đại tướng Lương Cường; đại diện lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

Quân đội đi đầu trong giữ gìn, phát huy và xây dựng văn hóa Việt Nam

Sau khi thăm phòng truyền thống, trường quay, các phòng chức năng và khu ở của học viên, phát biểu với cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Thủ tướng Phạm Minh Chính điểm lại các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, trong đó có văn hóa nghệ thuật tại Cương lĩnh năm 1930 của Đảng; Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943; Nghị quyết Đại hội lần thứ III, Nghị quyết Trung ương 7 khóa IV, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 2011, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng…

Nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” và lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Văn hóa còn thì dân tộc còn; văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định văn hóa có vai trò, vị trí và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Nêu đường lối và các yếu tố nền tảng phát triển đất nước, trong đó có nền tảng về văn hóa, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp, với nhiều chiến lược, chương trình, đề án về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong hành động chung của cả đất nước, QĐND Việt Nam luôn là một trong những lực lượng đi đầu trong giữ gìn, phát huy và xây dựng văn hóa Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng với sự phát triển của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội cả về tầm vóc, quy mô, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế là trường nghệ thuật hàng đầu của Quân đội, có uy tín lớn của đất nước. Nhà trường đã đạt nhiều kết quả về công tác nghiên cứu khoa học, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn trong phát triển văn hóa nghệ thuật của Quân đội và đất nước.

Nhà trường cũng tham gia xây dựng, tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật biểu diễn có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, phục vụ các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, đất nước, Quân đội. Nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ, diễn viên của Nhà trường đã thành danh, đạt nhiều giải cao tại các liên hoan, hội thi, hội diễn toàn quốc và ở nước ngoài; có tác phẩm đoạt Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật, Giải thưởng Hồ Chí Minh…

Triển khai hiệu quả nghị quyết, chính sách pháp luật về phát triển văn hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm phòng truyền thống nhà trường. (Nguồn ảnh: Báo Quân đội nhân dân).

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm phòng truyền thống nhà trường.

(Nguồn ảnh: Báo Quân đội nhân dân).

Nhấn mạnh năm 2024 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đồng thời là năm có nhiều sự kiện quan trọng như kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm Giải phóng Thủ đô, 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân..., Thủ tướng yêu cầu Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Nhà trường phải triển khai hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, con người Việt Nam và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng trong Quân đội, trong đó văn hóa, văn nghệ là một nội dung quan trọng. Thủ tướng yêu cầu nhà trường khơi dậy, phát huy sức sáng tạo, trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ tri thức, văn nghệ sĩ, cán bộ, giảng viên, học viên, đóng góp công sức, trí tuệ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới; tích cực tham gia nghiên cứu, làm sáng tỏ những định hướng lớn; phát triển, bổ sung, làm phong phú, sâu sắc hơn nữa những nội dung về phát triển văn hóa, nghệ thuật trong thực tiễn.

Đồng thời, nhà trường phải xây dựng các chương trình nghệ thuật chất lượng cao, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc; sáng tác ngày càng nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật và văn hóa, góp phần bảo tồn, phát huy, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội phải chuẩn hóa, hiện đại hóa nội dung, chương trình đào tạo, quy trình, phương pháp dạy học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Cùng với đó, thực hiện tốt “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt, công tác tốt”, “học đi đôi với hành; gắn với dạy người, dạy nghề và dạy trách nhiệm”; bảo đảm học viên ra trường có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, là những hạt giống tốt để góp phần phát triển văn hóa, văn nghệ, xây dựng đời sống văn hóa.

Nhà trường chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, kiên định về chính trị, mẫu mực về đạo đức lối sống, tâm huyết với nghề; đồng thời nghiên cứu, tham mưu cơ chế chính sách phù hợp để thu hút, trọng dụng nhân tài. Đặc biệt, nhà trường phải chú trọng xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ, gắn với xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ của trường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta tự hào về truyền thống và các giá trị văn hóa Việt Nam; có nghĩa vụ, trách nhiệm, vinh dự cùng nhau gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại. Thủ tướng mong muốn và tin tưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tiếp tục nỗ lực, phấn đấu có kết quả năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, góp phần phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng; Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội là một trong những trường nghệ thuật cách mạng đầu tiên của nước nhà, thành lập ngay sau khi đất nước kháng chiến kiến quốc, chống thực dân thắng lợi. Với 3 cơ sở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong 10 năm trở lại đây, nhà trường đã đào tạo gần 5.000 học viên các cấp học từ trung cấp, cao đẳng đến đại học, sau đại học.

Đọc thêm

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).
(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc trong ký ức một Anh hùng xe tăng

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cùng những người lính xe tăng Lữ đoàn 206 QK4. (Ảnh: BLL Lữ đoàn 273).
(PLVN) - Tôi hỏi ông, ngày cuối cùng của chiến tranh với ông thế nào? Ông nói: “Sau khi chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu địch, chúng tôi ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Sau đó, tôi ngồi một mình trên xe tăng nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về bố mẹ, anh chị em. Và việc tôi nghĩ nhiều nhất là sau này mình sẽ làm gì”...