Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Mọi phong trào thi đua phải vì Nhân dân

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP)
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mọi phong trào thi đua phải vì Nhân dân, xuất phát từ Nhân dân, gắn với lợi ích của Nhân dân… thì phong trào mới sống động, thiết thực và Nhân dân mới hưởng ứng tích cực.

Sáng 25/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương đã chủ trì Phiên họp lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Hội đồng.

Thi đua thiết thực, hiệu quả, tránh “bệnh hình thức”

Đánh giá về kết quả công tác TĐKT đã đạt được năm 2023, các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, Hội đồng, Thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương đã phát huy vai trò, triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động và hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ đã đề ra; đôn đốc các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương phát động, tổ chức triển khai các phong trào thi đua để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ngay từ đầu năm; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” được hưởng ứng, triển khai đồng bộ, hiệu quả (100% Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, tổ chức triển khai). Đây là một điểm sáng trong triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng chiến lược. Cả nước đã khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng quan trọng; năm 2023 đưa vào sử dụng 475km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đến nay lên khoảng 1.900km, là tiền đề để thực hiện thành công mục tiêu 3.000km cao tốc vào năm 2025… Nhiều phong trào thi đua được phát động, triển khai có hiệu quả, có tính lan tỏa cao, như: phong trào “Kỷ cương, trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao” của Bộ Tư pháp; “Đoàn kết, kỷ cương, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả” của Bộ Nội vụ; thi đua “Sáng kiến, sáng tạo”, “Người tốt, việc tốt”, “Cải cách hành chính” của Thủ đô Hà Nội…

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả mà phong trào thi đua yêu nước và công tác TĐKT đã đạt được thời gian qua, đóng góp quan trọng vào triển khai thành công các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong năm 2023. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác TĐKT vẫn còn một số hạn chế, như việc chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ của một số cụm thi đua, khối thi đua còn chậm, chưa bảo đảm thời gian quy định; các phong trào thi đua, đề xuất khen thưởng ở một số nơi chưa được chú trọng; công tác phát hiện, khen thưởng, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa đồng bộ.

Khen thưởng phải đúng, trúng, kịp thời

Để góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024 cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của công tác TĐKT. Trước hết, Thủ tướng yêu cầu bám sát chủ đề điều hành “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững” của Chính phủ, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các nhiệm vụ TĐKT gắn với nhiệm vụ chính trị của từng Bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể; khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Thứ hai, tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua; làm mới, làm sống động các phong trào thi đua đã có và phát động các phong trào thi đua mới. Trong đó, phát động phong trào thi đua thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, thống nhất chủ trương bổ sung phong trào xóa nhà tạm, nhà dột, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chuẩn bị kỹ và dự kiến phát động phong trào này vào đầu năm mới Giáp Thìn với cách làm mới, cách tiếp cận toàn dân, toàn diện… Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền chuyển số kinh phí còn lại của Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 để thực hiện phong trào này.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; kịp thời phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Cần quan tâm khen thưởng các đối tượng ưu tiên, có tính lan tỏa cao, như người lao động, nhà khoa học, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đội ngũ giáo viên, y, bác sĩ; tập thể và cá nhân ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng phụ nữ tiêu biểu, người yếu thế có ý chí tự lực, tự cường vươn lên; các doanh nghiệp, doanh nhân sản xuất, kinh doanh giỏi, làm tốt công tác giải quyết công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người lao động, người dân, tham gia tích cực vào hoạt động từ thiện…

Thứ tư, tổng kết, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về TĐKT; triển khai tích cực, hiệu quả Luật TĐKT và các quy định liên quan. Thứ năm, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng TĐKT các cấp, các ngành; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trong tham mưu và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về TĐKT…

Chủ tịch Hội đồng TĐKT Trung ương cũng lưu ý, mọi phong trào thi đua phải vì Nhân dân, xuất phát từ Nhân dân, hướng tới người dân, gắn với lợi ích của Nhân dân; với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng thì phong trào mới sống động, thiết thực và Nhân dân mới hưởng ứng tích cực, từ đó huy động được sức mạnh từ Nhân dân, huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức… Ngoài ra, các phong trào phải mang tính toàn dân, toàn diện phải gắn với nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm người đứng đầu.

Đồng thời, khen thưởng phải đúng, trúng, kịp thời, hướng tới cơ sở. Khen thưởng gắn với lợi ích chung, nhưng phải hài hòa với lợi ích riêng để tạo sức sống, nuôi dưỡng các phong trào thi đua. Quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá; đôn đốc thực hiện các phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng, tránh việc phát động phong trào hình thức, để xảy ra sai sót.

Đọc thêm

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Công nghệ số là vấn đề sống còn của báo chí

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Nguyễn Đức Lợi. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên, mạnh mẽ và sâu rộng tới lĩnh vực báo chí, truyền thông. Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí.

Nhà máy Z114 nâng cao tiềm lực sản xuất vũ khí

Lãnh đạo Tổng cục CNQP và Đoàn công tác kiểm tra, xem xét một số sản phẩm quốc phòng trưng bày do Z114 sản xuất. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) đến 2030 và những năm tiếp theo, Nhà máy Z114 (tên giao dịch là Cty TNHH Một thành viên Cơ khí - Hóa chất 14, thuộc Tổng cục CNQP) phấn đấu trở thành đơn vị nòng cốt của cụm CNQP miền Nam.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ xát thực tế

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tham luận tại Hội thảo Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) -  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ xát thực tế.

Bảo đảm “đúng vai, đúng thẩm quyền” trong xây dựng pháp luật

Hình ảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).
(PLVN) -  Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh đất Việt

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh đất Việt
Chiều 6/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu phụ nữ cao tuổi tiêu biểu đại diện cho trên 9 triệu phụ nữ cao tuổi toàn quốc trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức lựa chọn, tôn vinh.