Thủ tướng: Hà Nội phải sẵn sàng đổi mới và chấp nhận cái mới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị
(PLO) - Phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư TP Hà Nội cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Hà Nội phải thực sự cầu thị, sẵn sàng đổi mới và chấp nhận cái mới, có nhiều sáng kiến khuyến khích, hỗ trợ để những mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo mới nhanh chóng phát triển.

Chấm dứt sự trì trệ trong hành động

Với chủ đề “Hà Nội 2016-Hợp tác Đầu tư và Phát triển”, Hội nghị là dịp để Hà Nội tham vấn ý kiến của đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các hiệp hội, doanh nghiệp, các nhà đầu tư để xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, thông thoáng, minh bạch; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; hướng tới xây dựng nền hành chính phục vụ. Hội nghị cũng nhằm thực hiện Nghị quyết 19/CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016, 2017, định hướng đến năm 2020. 

Nhấn mạnh đến điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa - chính trị đặc biệt quan trọng của Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hà Nội cần gỡ bỏ các rào cản, phải quyết liệt hành động, giữ gìn bản sắc, chấm dứt sự trì trệ trong hành động; nhất là tạo môi trường đầu tư tốt, bộ máy chính quyền năng động, hiệu quả. 

Trong xây dựng chính quyền điện tử, Thủ tướng lưu ý Hà Nội cần áp dụng tối đa công nghệ thông tin vào phục vụ doanh nghiệp và người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính cũng như xây dựng hệ thống quản lý thông tin để giúp lãnh đạo thành phố có thể theo dõi sát sao và chỉ đạo kịp thời, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các cam kết với doanh nghiệp, người dân.

“Hà Nội thông qua công nghệ thông tin, khái niệm minh bạch sẽ tốt hơn. Làm sao cần tạo được động lực để từng đơn vị, từng cán bộ phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Chẳng hạn thí điểm áp dụng chương trình chấm điểm của người dân và doanh nghiệp ở một số cơ quan, quận, huyện trên địa bàn thành phố, hoặc có cơ chế ghi nhận, khuyến khích kịp thời với các cơ quan, cán bộ làm tốt, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Hà Nội phải trở thành trung tâm khởi nghiệp

Đánh giá cao và tin tưởng Hà Nội sẽ có chuyển biến nhanh chóng, đúng hướng, Thủ tướng đề nghị Hà Nội đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm sáng tạo của cả nước. Hà Nội phải thực sự cầu thị, sẵn sàng đổi mới, sẵn sàng chấp nhận cái mới, có nhiều sáng kiến khuyến khích, hỗ trợ để những mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo mới nhanh chóng phát triển ở Hà Nội thay vì phải thành lập ở nước ngoài để thoát khỏi gánh nặng thủ tục hành chính. 

Thủ tướng cũng chỉ rõ, là điểm đến quốc tế quan trọng, với nhiều Dự án FDI công nghệ hiện đại đang và sẽ đầu tư trên địa bàn, do vậy Hà Nội cần phát triển trong mối liên kết vùng, để mở rộng không gian phát triển, cộng hưởng những lợi thế sẵn có. Để giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội - một trong những thành phố đẹp nhất của cả nước - Thủ tướng đề nghị thành phố cần đổi mới việc quy hoạch, có sự tham gia ý kiến của doanh nghiệp, người dân, các chuyên gia và các ngành liên quan.

Chính phủ khuyến khích Hà Nội thí điểm áp dụng các sáng kiến, các thông lệ tốt của quốc tế trong cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài sản công để nâng cao tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản công, tránh thất thoát, lãng phí, huy động được nguồn lực to lớn này cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. 

Thông qua Hội nghị, TP Hà Nội cam kết cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh; thực hiện cải cách hành chính với các giải pháp cụ thể. Thành phố cũng sẽ tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống hạ tầng khung như giao thông, cấp, thoát nước, điện, viễn thông,… tạo diện mạo đô thị hiện đại, văn minh. 

Trong dịp này, UBND TP Hà Nội đã ký 8 biên bản ghi nhớ, hợp tác với 7 tổ chức, tập đoàn, nhà đầu tư và ký biên bản ghi nhớ triển khai 7 chương trình an sinh xã hội với 16 đơn vị, nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, thành phố cần huy động khoảng 2,5-2,6.000.000 tỷ đồng vốn đầu tư xã hội. Trong đó, vốn đầu tư ngân sách chiếm khoảng 20%; vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài khoảng 80%. Như vậy, đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô. 

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Hà Nội giới thiệu và kêu gọi đầu tư đối với 43 dự án trên địa bàn trong năm 2016; trong đó, có 15 dự án trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại; 5 dự án hạ tầng kỹ thuật; 2 dự án nông nghiệp; 11 dự án hạ tầng xã hội và 10 dự án kêu gọi nhà đầu tư lập quy hoạch, đầu tư xây dựng, cải tạo đồng bộ các khu chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cam kết ngay từ tháng 6/2016, các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được giải quyết trong 2 ngày làm việc; cắt giảm đến 40% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư; giảm 20% thủ tục hành chính trong các lĩnh vực giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; giảm 50% trong lĩnh vực quy hoạch…  

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.