Thủ tướng dự phiên họp toàn thể về ngoại giao kinh tế tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32

Thủ tướng dự phiên họp toàn thể về ngoại giao kinh tế tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32
(PLVn) - Sáng 21/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Phiên họp toàn thể về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên họp toàn thể về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự Phiên họp có các đồng chí: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thủ tướng tham quan trưng bày sách, báo về hoạt động ngoại giao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự sự kiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Phiên họp toàn thể về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 khai mạc ngày 19/12 với chủ đề "Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng".

Theo Bộ Ngoại giao, từ sau Đại hội XIII của Đảng và Hội nghị Đối ngoại toàn quốc đến nay, công tác đối ngoại và ngoại giao đã bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, đồng thời phát huy mạnh mẽ bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam".

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, quán triệt sâu sắc chủ trương Đại hội XIII của Đảng đã đề ra về "xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ", dưới sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp và thường xuyên là Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế đã có những bước phát triển mới theo hướng toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.

Cụ thể, đã tổ chức quán triệt, triển khai một cách đồng bộ và thống nhất các chủ trương, định hướng lớn của Đảng về ngoại giao kinh tế; đã phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong huy động các nguồn lực bên ngoài, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vừa phòng, chống, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện tốt chủ trương "lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ" trong các hoạt động ngoại giao kinh tế; triển khai ngoại giao kinh tế có nhiều mặt được đổi mới, sáng tạo hơn, phát huy được sức mạnh tổng hợp, hiệp đồng của các ngành, các cấp.

Đóng góp quan trọng vào các thành tựu chung của ngành ngoại giao, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế với nhiều đối tác, góp phần bảo đảm kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút nhiều nguồn lực mới, bao gồm cả FDI, ODA, khoa học công nghệ, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài.

Phiên họp toàn thể sẽ tập trung thảo luận hai vấn đề: Thứ nhất, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế quốc tế, nhất là làm rõ những chuyển động mang tính bước ngoặt, các xu hướng lớn của kinh tế thế giới và khu vực. Thứ hai, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả, thành tựu công tác ngoại giao kinh tế đã đạt được từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, nhất là từ sau khi ban hành Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế, trong đó làm rõ và sâu sắc hơn kết quả, rút ra các bài học kinh nghiệm./.

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Tô Lâm tuyên thệ khi nhậm chức Chủ tịch nước. Ảnh: Phạm Thắng.

Đại tướng Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước

(PLVN) - Sáng 22/5, với 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất bầu Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Đọc thêm

Sáng tạo không ngừng nghỉ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại phiên họp Quốc hội chiều 20/5.
(PLVN) - Đầu phiên họp chiều nay, 21/5, với 468/469 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (bằng 96,1% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, theo đó bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

Xúc động Lễ tiễn đưa 12 liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Lào về nước

Tiễn đưa liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên chiến trường Lào về nước. (Ảnh: Quỳnh Nga).
(PLVN) - Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước; sau hơn 6 tháng khảo sát, tìm kiếm, cất bốc, quy tập của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Đội quy tập mộ liệt sĩ 192 thuộc Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đưa văn hóa thành động lực cho sự phát triển đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Ngày 20/5, trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khẳng định, việc Quốc hội đưa dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 ra thảo luận tại Kỳ họp chứng minh mong muốn văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực và hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững đất nước.

'Chỉ nên ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại'

Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. (Ảnh: N.L)
(PLVN) - Có ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội ý kiến đề nghị quy định tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ cần được giới hạn trong phạm vi ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại, được ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; đồng thời quy định hạn chế hoặc cấm tiếp nhận các loại vũ khí thô sơ...

Toàn văn bài phát biểu nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu nhậm chức. Ảnh: Quochoi.vn
"Tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng, dù ở vị trí công tác nào, mình cũng phải luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc và quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khi nhậm chức.

Ông Trần Thanh Mẫn trúng cử Chủ tịch Quốc hội

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ.
Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54 tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, chiều nay, 20/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Cử tri, Nhân dân tin tưởng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ‘không ngừng, không nghỉ’

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Rất tin tưởng Đảng, Nhà nước “không ngừng, không nghỉ” trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này, cử tri và Nhân dân đồng thời mong muốn các Bộ, ngành, cơ quan chức năng có giải pháp hiệu quả, “mạnh tay hơn nữa” đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người đăng tải, cung cấp các thông tin “thất thiệt” “xấu độc” ảnh hưởng đến thành quả chung đã đạt được...

Đã dành khoảng 680.000 tỷ đồng thực hiện chính sách tiền lương mới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước một số nội dung chủ yếu về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024.

Cần đặt lợi ích chung của Nhân dân lên hàng đầu để xem xét

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần trên khi cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

Chức vụ càng cao càng phải gương mẫu

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 Khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý đặc biệt về công tác cán bộ. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Tinh thần trên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh tại các hội nghị, cuộc họp bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Gần đây nhất, yêu cầu này tiếp tục được Bộ Chính trị đề cập tại Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành.