Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 7

(PLO) - Ngày 4/7/2014, tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 7 với sự tham dự của Lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản. 
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị.  
Hội nghị đã rà soát tổng thể tình hình thực hiện Chiến lược Tokyo 2012 trong ba năm qua và thảo luận về định hướng hợp tác trong giai đoạn tới. Các nhà Lãnh đạo ghi nhận những kết quả quan trọng đã đạt được trong cả ba trụ cột hợp tác, đặc biệt trong phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ kết nối khu vực, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản và các nước Mekong, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, giao lưu nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực. Lãnh đạo các nước Mekong cũng đánh giá cao việc Nhật Bản đã thực hiện trên 600 tỷ yên ODA cam kết cho hợp tác Mekong - Nhật Bản trong giai đoạn 2012-2015. 
Các nhà Lãnh đạo nhất trí thông qua Chiến lược Tokyo 2015 với mục tiêu bao trùm cho hợp tác Mekong - Nhật Bản giai đoạn 2016-2018 là bảo đảm ổn định khu vực và đạt “tăng trưởng chất lượng” tại Tiểu vùng Mekong. Theo đó, các chương trình hợp tác sẽ tập trung vào bốn trụ cột hợp tác gồm: 
Phát triển hạ tầng công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển đô thị, năng lượng, công nghiệp phụ trợ, giao thông, cấp thoát nước, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin và viễn thông; và tăng cường kết nối đường bộ, đường biển và đường không giữa các nước Mekong, gắn kết tiểu vùng Mekong với các khu vực xung quanh;
Phát triển các ngành công nghiệp và chuỗi giá trị khu vực thông qua thực hiện “Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mekong” và xây dựng các đặc khu kinh tế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo đội ngũ chuyên gia và công nhân lành nghề; tăng cường kết nối thể chế, kết nối kinh tế và giao lưu nhân dân; 
Phát triển bền vững vì một tiểu vùng Mekong xanh, với trọng tâm là tăng cường hợp tác trong phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn thủy hải sản; (iv) Tăng cường phối hợp với các cơ chế Tiểu vùng Mekong khác và hợp tác với khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan. 
Để triển khai Chiến lược Chiến lược Tokyo 2015 về hợp tác Mekong - Nhật Bản, các nhà Lãnh đạo yêu cầu các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế xây dựng Kế hoạch hành động và “Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mekong”. Hội nghị đã hoan nghênh cam kết của Nhật Bản dành 750 tỷ Yên ODA cho các nước Mekong trong ba năm tới.
Với mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực, các nhà Lãnh đạo đã tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn hợp tác giữa các nước thành viên về các vấn đề khu vực và toàn cầu thuộc quan tâm chung. 
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đóng góp của hợp tác Mekong - Nhật Bản đối với phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng Mekong và tiến trình hội nhập ASEAN. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập ba nội dung chính mà hợp tác Mekong - Nhật Bản cần chú trọng trong thời gian tới để đạt được mục tiêu ‘tăng trưởng chất lượng’ tại các quốc gia thành viên gồm: 
Hỗ trợ các nước Mekong xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc để tăng trưởng ổn định và ứng phó hiệu quả với các ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài; 
Bảo đảm sự hài hòa và cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt là hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước Mekong; 
Bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định cho phát triển. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với quan điểm chung của các nhà Lãnh đạo thể hiện trong Tuyên bố Chiến lược Tokyo 2015 về hợp tác Mekong - Nhật Bản. Thủ tướng nhấn mạnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển đảo tại Biển Đông đang diễn biến phức tạp, những hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trên quy mô lớn đã làm thay đổi căn bản nguyên trạng cấu trúc của nhiều đảo, đá và bãi ngầm, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm giảm lòng tin và gia tăng căng thẳng khu vực. Những hành động này đã gây quan ngại sâu sắc và sự lên tiếng không chỉ của các nước ASEAN, của khu vực mà còn nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là nguyện vọng, là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. 
Các bên liên quan cần tuân thủ các nguyên tắc tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, không làm thay đổi nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC; thúc đẩy việc sớm xây dựng Bộ quy tắc COC.

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.