Thủ tướng: Đầu tư công kích hoạt các hoạt động kinh tế, thúc đẩy phát triển, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

(PLVN) - Sáng 12/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ 5 của Ban Chỉ đạo nhằm kiểm điểm kết quả Phiên họp lần thứ 4 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy thực hiện các công trình, dự án.

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; các thành viên Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện các tập đoàn kinh tế Nhà nước; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; đơn vị tư vấn, nhà thầu, giám sát...

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong nhiệm kỳ 2021-2026, Nhà nước bố trí khoảng 400.000 tỷ đồng cho phát triển giao thông, lớn nhất trong các ngành, lĩnh vực và chiếm khoảng một nửa tổng vốn đầu tư công.

Thủ tướng đề nghị các địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư công nói chung và các công trình hạ tầng giao thông chiến lược nói riêng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là khối lượng công việc rất lớn. Các công trình, dự án được phân bổ rộng khắp từ Nam tới Bắc, với các dự án giao thông trục Bắc-Nam, Đông-Tây và kết nối 6 vùng kinh tế-xã hội. Do đó, Ban Chỉ đạo phải thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Theo Thủ tướng, tình hình thế giới diễn biến nhanh, khó lường, khó dự báo. Các định chế tài chính thế giới sụt giảm so với dự báo, do cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, sau đại dịch COVID-19 các nền kinh tế gặp khó khăn. Sức khỏe của các doanh nghiệp suy giảm. Các giao dịch, chuỗi cung ứng đứt gẫy cần có độ trễ để khôi phục. Một số ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ…

Do đó, nhiều thị trường quan trọng của Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu thu hẹp. Các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng. Trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam lớn, xuất khẩu khó khăn làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế chung. Nhiều địa phương tăng trưởng kinh tế chậm do tăng trưởng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Những khó khăn nội tại của nền kinh tế vẫn đang được tập trung giải quyết. Các vấn đề tồn đọng như trong 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả đã khắc phục, xử lý được 8 dự án, còn 4 dự án vẫn đang phải tiếp tục xử lý…

Thủ tướng: Nhà nước đã bố trí vốn; có các cơ chế, chính sách; quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; vấn đề thúc đẩy các công trình, dự án nằm ở khâu tổ chức thực hiện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Chúng ta vừa phải chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài, vừa chống đỡ, khắc phục những khó khăn, vấn đề nội tại, vừa phải phòng, chống tham nhũng; song nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách đều được kiểm soát tốt, bảo đảm an toàn, dưới ngưỡng quy định", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ phân tích, trong 3 động lực tăng trưởng gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, xuất khẩu phụ thuộc nhiều bởi thị trường bên ngoài. Do đó, cùng với tiếp tục tìm kiếm thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm để khắc phục, chúng ta phải kích cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy đầu tư công. Thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư công là 2 trong 3 động lực mà chúng ta chủ động được, không phụ thuộc nhiều từ bên ngoài.

Để thúc đẩy đầu tư công, các bộ, ngành phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sớm phê duyệt các dự án; giải phóng mặt bằng phải tích cực; tổ chức thi công khẩn trương, "3 ca 4 kíp"; cấp phép mỏ, cung cấp đủ nguyên vật liệu xây dựng cho các nhà thầu. Thông qua đầu tư công để đưa nguồn vốn vào nền kinh tế; kích hoạt các hoạt động kinh tế, thúc đẩy phát triển; tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư công nói chung và các công trình hạ tầng giao thông chiến lược nói riêng, bởi đường đi đến đâu mở ra không gian phát triển đến đó, đô thị, dịch vụ phát triển đến đó; không có đường thì không thể phát triển công nghiệp được.

"Nhà nước đã bố trí vốn; có các cơ chế, chính sách; quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; vấn đề thúc đẩy các công trình, dự án nằm ở khâu tổ chức thực hiện", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phát huy trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, nhân dân, với tinh thần quyết liệt, gương mẫu, tích cực, chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành; phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ các vướng mắc, không được "quyền anh, quyền tôi"; phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm… để thúc đẩy các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải./.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng ra "tối hậu thư" về 2 bệnh viện nghìn tỉ đang bị lãng phí

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Hơn nghìn tỷ đồng đã được rót vào hai bệnh viện "siêu hiện đại" ở Hà Nam, nhưng đến nay vẫn chưa đón được bệnh nhân nào. Trước nguy cơ chậm tiến độ kéo dài, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ra “tối hậu thư”: tăng tốc, gỡ vướng vốn, thi công xuyên đêm để sớm đưa hai công trình y tế trọng điểm vào hoạt động, phục vụ Nhân dân và tránh lãng phí đầu tư.

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước
(PLVN) -  Ngày 19/4 vừa qua, tại điểm cầu trung tâm nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khánh thành, khởi công các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 1: Kỳ vọng vào dự án được tái khởi động sau 8 năm tạm dừng

Nơi xây dựng Khu tái định cư thuộc Dự án Nhà máy điện hạt nhân 2 tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
(PLVN) -   Việc tái triển khai Dự án điện hạt nhân sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tiến xa hơn trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ hạt nhân không chỉ dừng lại ở sản xuất điện mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.

Khuyến khích tinh thần 'dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới' trong toàn xã hội

Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại Lễ hướng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, người Việt Nam có 2 sức mạnh quan trọng: Tư duy STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) tốt nên làm khoa học và công nghệ tốt; năng lực vận dụng tốt nên làm đổi mới sáng tạo (ĐMST) tốt. Đây đều là những năng lực cốt lõi của thời Khoa học, Công nghệ (KHCN), ĐMST, Chuyển đổi số (CĐS)...

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: 'APEC 2027 - cơ hội vàng để Phú Quốc phát triển đột phá'

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: 'APEC 2027 - cơ hội vàng để Phú Quốc phát triển đột phá'
(PLVN) - Làm việc với tỉnh Kiên Giang ngày 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2027 tại Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ là một sự kiện đối ngoại quan trọng mà còn là cơ hội lớn để kiến tạo nền tảng phát triển bền vững cho "đảo Ngọc". Mọi công trình đầu tư phục vụ sự kiện đều phải tuân thủ nguyên tắc “đầu tư không hối tiếc”, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang lại lợi ích lâu dài cho người dân và đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, anh hùng và các lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tiếp tục các hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vĩnh Phúc phải tăng trưởng đạt mức 9%

Vĩnh Phúc phải tăng trưởng đạt mức 9%
(PLVN) - Để đạt mức tăng trưởng cả nước trên 8% trong năm 2025, Chính phủ đã giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương theo Nghị quyết số 25/NQ-CP, trong đó tỉnh Vĩnh Phúc phải đạt mức 9%.

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành
(PLVN) -  Những ngày giữa tháng 4/2025, khu vực Đông Nam Bộ nắng như đổ lửa. Nhưng bất chấp thời tiết nắng nóng, tại Biên Hòa (Đồng Nai), các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ vẫn “vượt nắng thắng mưa, say sưa luyện tập” diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ diễn ra vào 6h30 sáng 30/4/2025.

Hội thảo Đại thắng mùa Xuân 1975: Đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.
(PLVN) - Hôm qua (20/4), tại Học viện Cán bộ TP HCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo & Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.

Tận dụng nguồn lực từ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu trước tuổi - Bài 2: Khuyến khích cán bộ có kinh nghiệm tham gia tư vấn, hỗ trợ

Cán bộ, đảng viên hưu trí là đội ngũ đông đảo, có kinh nghiệm, bản lĩnh, uy tín, tiếp tục có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, địa phương. (Ảnh minh họa: dangcongsan.org.vn).
(PLVN) - Trong buổi trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” ngày 25/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ “điểm nghẽn”, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân,... Để đột phá về nguồn lực, chúng ta không thể không quan tâm đến nguồn lực từ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu trước tuổi.

Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn

Chủ tịch nước Lương Cường. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết với tựa đề: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới”.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật: “Đất nước trọn niềm vui” truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh truyền hình trong cả nước.

Thủ tướng: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Sáng 20/4, dự khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một hệ sinh thái, một không gian khởi nghiệp, một hệ giá trị mới kết nối cộng đồng, tạo phong trào, xu thế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không có giới hạn; tiếp tục phát huy tinh thần thần tốc và táo bạo, quyết chiến, quyết thắng của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới, xác lập vị thế và tầm vóc của Việt Nam trong kỷ nguyên số.