Thủ tướng chỉ đạo: Phải giảm tỷ lệ hộ nghèo

Thủ tướng chỉ đạo: Phải giảm tỷ lệ hộ nghèo
(PLO) -Sáng 8/5/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết, đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết số 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong quá trình 6 năm tổ chức thực hiện, nguồn lực phân bổ và huy động hỗ trợ các huyện nghèo theo Chương trình 30a (chưa kể kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo chung như mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ nhà ở v.v…) là 20.189 tỷ đồng.
Trong đó ngân sách Trung ương là 17.051  tỷ đồng, ngân sách địa phương là 2.000  tỷ đồng, hỗ trợ của các doanh nghiệp là 3.138  tỷ đồng. Về kết quả thực hiện, đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của 62 huyện nghèo đã giảm xuống còn 35% theo chuẩn nghèo cũ (bình quân giảm 5%/năm), đạt mục tiêu theo Nghị quyết đề ra, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức dưới 40%.
Trong đó có 40/62 huyện đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2010 giảm xuống dưới 40%; còn 22 huyện thuộc 6 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 40% là: Yên Bái, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Ninh Thuận.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 có 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, thì đến nay theo đánh giá sơ bộ đã có 8/64 huyện (chiếm tỷ lệ hơn 12%) có tỷ lệ hộ nghèo ngang bằng hoặc thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh.
Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ nghèo bình quân của 64 huyện nghèo còn cao gấp 5,5 lần so với tỷ lệ bình quân của cả nước; một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao trên 50%, cá biệt có huyện cao trên 60-70%; kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo lại tăng; số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm hơn 90% tổng số hộ nghèo chung tại các huyện nghèo (do trên địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số); hệ thống cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và địa phương, cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm.
Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cho rằng, Nghị quyết số 30a là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc; tạo được sự đồng thuận cao, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng và đã huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cùng xã hội, cộng đồng dân cư tham gia với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao.
Nhiều ý kiến đề xuất cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chương trình và chính sách giảm nghèo; thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững; giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho không, thay thế dần bằng các chính sách hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các huyện nghèo thông qua đào tạo nghề, tạo việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa trên địa bàn các huyện nghèo;…
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện chính sách giảm nghèo; việc thực hiện  hiệu quả các giải pháp chống tái nghèo; nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt trong công tác giảm nghèo.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhiệm vụ về giảm nghèo nhanh và bền vững là một trọng tâm công tác được Chính phủ thường xuyên quan tâm chỉ đạo. “Chúng ta đặt ra mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, một trong những nội dung quyết định đó là đời sống của người dân. Muốn xã hội ổn định, đất nước phát triển thì tỷ lệ hộ nghèo phải giảm; phải bảo đảm được an sinh xã hội, phải bảo đảm được chỉ tiêu về giảm nghèo. Lo cho dân là phải lo mọi thứ, nhưng trước hết là phải lo về đời sống” - Thủ tướng nhấn mạnh; đồng thời cho rằng cần phải thực hiện tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa bởi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn quá lớn, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Với tinh thần đó, Thủ tướng cho rằng thời gian tới, các thành viên Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững, lãnh đạo các địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương mình đối với công tác giảm nghèo; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó tập trung giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo nhất, khó khăn nhất. 
Thủ tướng chủ trì Hội nghị
Thủ tướng chủ trì Hội nghị
“Vừa qua chúng ta đã làm tốt, song cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm đối với lĩnh vực này, công tác này, ý nghĩa của việc làm này. Các Bộ, ngành theo chức năng, trách nhiệm của mình đều phải đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ này. Trong kế hoạch, chương trình công tác, trong đề xuất chính sách, các đồng chí phải hết sức quan tâm đến nhiệm vụ giảm nghèo bền vững. Các địa phương cũng phải đưa mục tiêu giảm nghèo vào nghị quyết Đại hội đảng ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; nêu hết sức cụ thể về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp” - Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách. Tập trung rà soát để loại bỏ những chính sách trùng dẫm, kém hiệu quả. Bổ sung những chính sách cần thiết; trong đó có hoàn thiện, bổ sung chính sách hỗ trợ đồng bào ở các huyện nghèo phát triển sản xuất, chăn nuôi; hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các huyện khó khăn cũng như khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm. Thủ tướng đặc biệt lưu ý bổ sung chính sách liên quan đến giao khoán, bảo vệ rừng, chính sách khuyến khích trồng rừng đi liền với việc sắp xếp lại các nông lâm trường theo Nghị quyết của Bộ Chính trị.
“Trong tháng tới, các đồng chí chỉ đạo rà soát, lên phương án sắp xếp lại các nông lâm trường theo từng cái cụ thể, không nói chung chung theo định hướng, nguyên tắc” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Về nguồn lực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành hữu quan tiếp tục chuẩn bị, cân đối; bảo đảm và tăng thêm nguồn lực của Trung ương trong trung hạn dành cho chương trình này; đồng thời đề nghị các địa phương quan tâm dành nguồn lực của địa phương theo thầm quyền cho thực hiện chương trình giảm nghèo; lồng ghép hiệu quả chương trình giảm nghèo với các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác, kiểm soát tốt các nguồn lực đầu tư.Tiếp tục quan tâm huy động nguồn lực từ các nguồn khác để tăng tín dụng cho thực hiện chương trình giảm nghèo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các Bộ, ngành, địa phương trong khâu tổ chức thực hiện phải làm tốt việc kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ, xử lý những vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo.    
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan truyền thông đại chúng thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là những những cách làm và nơi làm tốt, những kinh nghiệm hay để nhân rộng, đồng thời phê phán những nơi làm còn thiếu trách nhiệm, làm chưa tốt.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.