Thủ tướng chỉ đạo "Không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng"

Thủ tướng cho biết có 2 gói chính sách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Ảnh: VGP
Thủ tướng cho biết có 2 gói chính sách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Ảnh: VGP
(PLVN) - Đó là một trong những định hướng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh được thảo luận tại Hội nghị Chính phủ và địa phương hôm nay - 10/4.

Như PLVN đã đưa, Hội nghị hôm nay sẽ thảo luận Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó dịch COVID-19.

Không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy 

Trong phát biểu khai  mạc Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, dịch COVID-19 đã và đang gây hệ lụy lớn đối với kinh tế toàn cầu. Hầu hết các nước, các đối tác lớn của chúng ta đều bị ảnh hưởng rất trầm trọng. Nhiều nước được dự báo gặp suy thoái kinh tế, kể cả Mỹ, Nhật Bản và EU nếu dịch không sớm kết thúc.

Trong bối cảnh đó, tất cả các nước trên thế giới gần như đều đưa ra gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Chưa bao giờ các quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt thực hiện các biện pháp mạnh để kích thích kinh tế, nỗ lực vượt qua suy thoái như hiện nay.

Đối với nước ta, có độ mở nền kinh tế cao, dịch COVID-19 tác động mạnh và sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong quý I, GDP của Việt Nam chỉ tăng 3,82%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, đây là mức tăng cao nhất khu vực. Trước hết, các lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải, khách sạn, ăn uống, giải trí bị ảnh hưởng rất nặng nề, tiếp theo là các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và tiêu dùng.

"Những vấn đề như vậy đặt ra cấp bách đối với nước ta, thời gian tới rất hệ trọng, mang tính sống còn với khu vực sản xuất kinh doanh và phần lớn các loại hình doanh nghiệp Việt Nam. Nếu không có biện pháp duy trì hoạt động kinh tế xã hội bình thường và thúc đẩy mạnh mẽ việc phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lớn về kinh tế xã hội, kể cả bất ổn xã hội. Không có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt thì nền kinh tế dễ bị đổ gãy, dễ bị âm trong phát triển" - Thủ tướng cảnh báo.

Mở rộng gói hỗ trợ tín dụng hơn 300 nghìn tỷ cho DN

Về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Thủ tướng cho biết, có 2 gói chính sách về tiền tệ và tài khóa.

Về gói chính sách tiền tệ (với tổng số 300.000 tỷ đồng), trước Hội nghị, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện hiệu quả; đồng thời nghiên cứu mở rộng gói hỗ trợ tín dụng hơn 300 nghìn tỷ theo tinh thần không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh với lãi suất thấp, công khai, công bằng, minh bạch; chỉ đạo các tổ chức tín dụng triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tiếp tục giảm lãi suất cả các khoản vay mới và khoản vay hiện hữu, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay.

Cùng với đó, Thủ tướng nhấn mạnh, trong điều kiện kinh tế khó khăn, cần tập trung thực hiện hiệu quả kích cầu nội địa thông qua chính sách tài khóa. Đây là biện pháp các nước áp dụng rất rộng rãi. Gói giãn, hoãn thuế với tổng số tiền khoảng 185.000 tỷ đồng và 98% số doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.

Gói chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí được Bộ Tài chính dự kiến ban đầu khoảng 40.000 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính  phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về tài chính, ngân sách nhà nước, nhất là thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, trong đó nêu rõ các nhóm giải pháp và số liệu cụ thể như giảm giá điện, giá nước, giá viễn thông, giãn, hoãn, miễn giảm các loại thuế, phí...

Tính toán cụ thể và có phương án về xử lý nguồn trong bối cảnh giảm thu ngân sách nhà nước do hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành suy giảm. Đảm bảo kinh phí cho phòng chống dịch bệnh COVID-19 và đảm bảo nguồn cho an sinh xã hội; trong đó nhấn mạnh biện pháp tiết kiệm triệt để chi tiêu ngân sách nhà nước, chi thường xuyên (hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước...)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.