Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 2: Giải quyết khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, TP. (Ảnh: VGP)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, TP. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, nhiều địa phương đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để việc sắp xếp đạt kết quả tích cực, thuận lợi cho hoạt động của đơn vị hành chính mới, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân. Việc sắp xếp kịp thời nhằm ổn định tổ chức bộ máy và tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp ở cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tiễn sắp xếp cho thấy còn nhiều khó khăn trong triển khai.

Giảm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 562 đơn vị hành chính cấp xã

Kết luận số 1036/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 ngày 29/10/2024 nêu rõ: Tại phiên họp ngày 24/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, TP.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trên cơ sở đề nghị của UBND 21 tỉnh, TP và của Bộ Nội vụ, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập đối với 18 ĐVHC cấp huyện và 487 ĐVHC cấp xã thành 12 ĐVHC cấp huyện và 254 ĐVHC cấp xã mới của 21 tỉnh, TP. Các địa phương này gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái.

Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua 37 Nghị quyết về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã của 37 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương giai đoạn 2023 - 2025 (chưa bao gồm việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành về nguyên tắc nhưng chưa ban hành Nghị quyết).

Qua đó, đã thực hiện sắp xếp đối với 25 ĐVHC cấp huyện, 756 ĐVHC cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025; giảm được 7 ĐVHC cấp huyện, 373 ĐVHC cấp xã.

Kết luận 1036 ghi nhận, quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành cũng như tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị tại 21 tỉnh, TP nêu trên được đánh giá cao trong việc quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và các quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để tiếp tục khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp và tổ chức triển khai thi hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 tại các địa phương trong cả nước, kịp ổn định tổ chức bộ máy và tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp ở cơ sở, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, lưu ý một số nội dung. Trong đó, có những yêu cầu cụ thể đối với các ĐVHC thuộc diện phải sắp xếp mà Chính phủ đề nghị chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025; đối với Đề án sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 13 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương còn lại.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị tập trung các giải pháp và nguồn lực để bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, giải quyết tốt vấn đề bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi thay đổi giấy tờ có liên quan và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của các ĐVHC vừa được sắp xếp, thành lập mới, hạn chế gây xáo trộn lớn đến đời sống của Nhân dân. Bên cạnh đó, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để giải quyết những khó khăn của cán bộ, Nhân dân khi sắp xếp ĐVHC.

Đối với 13 địa phương còn lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua ngày 14/11/2024 với Đề án của 12 địa phương. Riêng hồ sơ Đề án của tỉnh Ninh Bình đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trong thời gian sớm nhất Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, thông qua.

Tính toàn bộ 51 tỉnh, TP thực hiện sắp xếp thì trong giai đoạn 2023 - 2025, cả nước thực hiện sắp xếp đối với 38 ĐVHC cấp huyện và 1.176 ĐVHC cấp xã; sau sắp xếp giảm 9 ĐVHC cấp huyện và 562 ĐVHC cấp xã.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Sắp xếp ĐVHC là một chủ trương lớn của Đảng. Từ giai đoạn 2019 - 2021 Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các địa phương đã quyết tâm cao trong thực hiện. Kết quả cho thấy chúng ta đã đạt được những mục tiêu yêu cầu đề ra về tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương.

Tuy nhiên, cũng như giai đoạn trước, thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2030 cũng gặp những khó khăn nhất định. Theo báo cáo của Chính phủ, sau 4 năm kể từ khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, đổi mới các ĐVHC cấp huyện, cấp xã có hiệu lực, vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng. Cụ thể, 58 cán bộ, công chức cấp huyện và 1.405 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư vẫn chưa được sắp xếp hoặc giải quyết chế độ.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2023 - 2025, cả nước thực hiện sắp xếp 49 đơn vị cấp huyện và 1.247 ĐVHC cấp xã của 53 địa phương, việc sáp nhập phải hoàn thành trước tháng 10/2024. Tuy nhiên, so với tiến độ và yêu cầu đề ra, đến nay việc sắp xếp còn chậm.

Trước hết, xuất phát từ việc đây là nội dung phức tạp, mức độ tác động, ảnh hưởng lớn, khối lượng công việc đồ sộ, quy trình thực hiện được tiến hành chặt chẽ, qua nhiều giai đoạn nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm tiến độ thời gian theo yêu cầu.

Mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương đối với mỗi ĐVHC cấp huyện, cấp xã còn hạn chế, sẽ không bảo đảm so với nhu cầu chi thực tế. Hiện nay, sau khi sáp nhập các ĐVHC, nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn kinh phí để thực hiện cải tạo cơ sở hạ tầng, sửa chữa các trụ sở UBND cấp xã sau sắp xếp, cũng như xử lý vấn đề sắp xếp vị trí việc làm và chế độ, chính sách đối với số công chức dôi dư sau khi giảm số lượng ĐVHC cấp xã.

Không chỉ đối với những địa phương ngân sách eo hẹp, trong khi đội ngũ cán bộ dôi dư lớn, ở ngay những tỉnh có đề án đã được thông qua cũng phải thực hiện với một quyết tâm rất lớn.

Đơn cử như ở Phú Thọ là một trong những địa phương có số lượng ĐVHC phải sắp xếp khá lớn (có 20 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp và 10 ĐVHC cấp xã liền kề; đồng thời tiến hành thành lập mới 12 ĐVHC cấp xã mới), tuy nhiên, khó khăn lớn là vấn đề sắp xếp cán bộ cấp xã, đây là số được đào tạo rất cơ bản, năng lực thực tiễn tốt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngân sách của Phú Thọ rất khó khăn, khó cân đối, có hỗ trợ chế độ chính sách cho đội ngũ này thì chỉ một phần nhỏ. Do vậy, Phú Thọ đề nghị Trung ương có chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư ở mức phù hợp để cán bộ có trợ cấp thỏa đáng. Chính sách này cần ban hành trước khi sắp xếp.

Tại TP Hà Nội, sau sắp xếp giảm 53 ĐVHC cấp xã. Với số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách được giao định mức trên 4.032 người (hiện có 3.383 người). Sau sắp xếp, số cán bộ, công chức, người hoạt động chuyên trách dôi dư là 1.031 người, UBND TP Hà Nội đưa ra phương án sắp xếp, bố trí cán bộ dôi dư theo lộ trình 5 năm. Theo đó, gồm cả việc thực hiện điều động sang xã, phường còn chỉ tiêu. Trường hợp dôi dư không bố trí sắp xếp được thì động viên nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo nguyện vọng.

Hay như tại Vĩnh Phúc, một địa phương khi thực hiện sắp xếp ĐVHC được cho là có nhiều thuận lợi, cả về sự ủng hộ của người dân, lẫn các điều kiện bảo đảm, đặc biệt về cơ chế tài chính. Tuy nhiên, với đội ngũ cán bộ phải bố trí sau khi sắp xếp cũng đặt ra cho Vĩnh Phúc nhiều vấn đề phải xử lý. Trong đó, bố trí đội ngũ cán bộ cấp xã rất khó sắp xếp (trưởng các tổ chức chính trị, xã hội sau sắp xếp chỉ được bố trí 01 người, trong khi đó, trưởng một số tổ chức chính trị, xã hội chưa bảo đảm điều kiện để sát hạch, tiếp nhận sang công chức theo quy định).

Ngoài ra, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi tháng 8/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng lý giải về việc có 21 ĐVHC cấp huyện và 508 ĐVHC cấp xã không thuộc diện sắp xếp là do các đơn vị này hội tụ một trong 4 yếu tố đặc thù không phải sắp xếp theo đúng tinh thần Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như vậy, nhìn lại quá trình thực hiện Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy chủ trương của Đảng về sắp xếp ĐVHC là phù hợp thực tiễn, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đây là công việc khó, nhạy cảm, phức tạp, do đó trong giai đoạn tiếp theo cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

(Còn tiếp)

Đọc thêm

Bộ Y tế có bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025. Ảnh: VGP
(PLVN) - Thông tin tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 diễn ra vào sáng nay, 24/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Bộ Y tế có bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách. Phó Thủ tướng dẫn chứng, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực CNQP Việt Nam

Đông đảo người dân đến xem Triển lãm.
(PLVN) - Sau 5 ngày trưng bày, chiều qua (23/12), Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024 đã thành công tốt đẹp. Triển lãm đã quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam. Qua triển lãm, người dân tham quan có thêm hiểu biết về nền CNQP quốc gia, đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Quà tặng Tết dành cho đối tượng chính sách phải kịp thời, đầy đủ

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết người có công tại Yên Bái vào dịp Tết Giáp Thìn năm 2024. (Ảnh: Bộ LĐTBXH)
(PLVN) - Theo Quyết định số 1301/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về việc tặng quà cho một số đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, có khoảng 1,6 triệu người có công với cách mạng được nhận quà dịp Tết Nguyên đán năm 2025 với tổng kinh phí trên 506 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 1301, Bộ LĐ-TB&XH đã có hướng dẫn thêm một số điểm.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Công tác xây dựng Đảng tại Bộ Ngoại giao đạt nhiều kết quả quan trọng

Đoàn kiểm tra 1477 của Ban Bí thư làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.