Thủ tướng biết hết chuyện có nơi kê khai cho cán bộ thành hộ nghèo

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
(PLO) -Hôm nay (15/10),  tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 tổ chức.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến xóa đói giảm nghèo. Vì thế, thời gian qua, công tác này đã có bước tiến căn bản, tạo ấn tượng mạnh mẽ với quốc tế. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015 (theo chuẩn nghèo 2011-2015, còn theo chuẩn nghèo đa chiều là 9,92%). Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011.

Thủ tướng biểu dương tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương, người dân đã đóng góp tích cực vào kết quả xóa đói giảm nghèo thời gian qua, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế như Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc(UNDP), Ngân hàng Thế giới(WB) đối với công tác này.

Bên cạnh đó, Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỉ lệ tái nghèo còn cao. Cả nước có đến 41 huyện có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%. Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước. Nhiều chủ trương, chính sách về giảm nghèo ở một số nơi chưa được triển khai tốt, chưa sáng tạo, chưa vận dụng một cách phù hợp. Chính sách về giảm nghèo còn chồng chéo. Còn có tình trạng thu quá mức đối với người nghèo trong xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo

Nhất là việc xác nhận hộ nghèo còn chưa chính xác, còn tình trạng xác nhận nghèo luân phiên ở một số địa phương. Cũng có nơi ‘kê khai nhầm chỗ’, cán bộ có thu nhập mà lại kê khai là nghèo”, Thủ tướng nêu rõ.

Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, trong đó đã nêu rõ mục tiêu trong giai đoạn 2016- 2020, tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1-1,5%/năm với nhiệm vụ đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn, có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng các giải pháp tạo điều kiện, khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, điều này đòi hỏi phải đoàn kết nhất trí, chung sức đồng lòng, đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất. Với tinh thần quyết tâm như vậy, thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng chính thức phát động phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020 với chủ đề: 'Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau'.

Theo đó, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng từ Trung ương đến địa phương cần theo dõi, hỗ trợ, phối hợp để đưa phong trào thi đua đi vào cuộc sống. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua này với nhiều hình thức. Đồng thời, cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về tiêu chí, yêu cầu, nội dung, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng này.

Thủ tướng chỉ rõ, tuyên truyền để cả xã hội vì người nghèo, quan tâm đến người nghèo, đồng thời tuyên truyền nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo, cần cù, vươn lên thoát nghèo và làm giàu của người dân, địa phương. Đây là 2 vấn đề đi liền với nhau, chứ không chỉ hỗ trợ. Thủ tướng cũng cho rằng gốc của vấn đề là nâng cao dân trí, năng lực cho người dân để thoát nghèo bền vững, chứ không chỉ lo cái ăn, cái mặc trước mắt, tinh thần là “cho cần câu chứ không cho con cá”.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật và dành nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Cần đặt mục tiêu giảm nghèo trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, để chương trình giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức. Thủ tướng nhấn mạnh, dù làm dự án gì cũng phải tính đến môi trường, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, dẫn đến tái nghèo.

Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự Hội nghị nhắn tin ủng hộ người nghèo
Thủ tướng cùng các đại biểu tham dự Hội nghị nhắn tin ủng hộ người nghèo

Củng cố hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp tỉnh theo Nghị quyết 100/2015 của Quốc hội với tinh thần hiệu quả, thiết thực, không làm tăng biên chế. Huy động mọi nguồn lực xã hội cho chương trình như từ doanh nghiệp, nhà hảo tâm, vốn ODA, vận động quần chúng, tổ chức, đoàn thể.

Thủ tướng cũng cho rằng, việc người nghèo phải tự sáng tạo, vươn lên thoát nghèo là một vấn đề rất quan trọng
Thủ tướng cũng cho rằng, việc người nghèo phải tự sáng tạo, vươn lên thoát nghèo là một vấn đề rất quan trọng

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các đại biểu đã nhắn tin ủng hộ người nghèo thông qua Cổng Thông tin điện tử Nhân đạo quốc gia 1400. “Hôm nay chúng ta nhắn tin ủng hộ ở đây mà nếu các tỉnh tiếp tục phát động được khoảng 1/3 số dân ở Việt Nam tham gia chương trình nhắn tin này thì số tiền sẽ là bao nhiêu? Đông tay vỗ nên kêu, vì người nghèo vừa là lương tâm vừa là trách nhiệm”, Thủ tướng nói./.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.