Thứ trưởng Nông nghiệp kể chuyện “bứt tốc” ở hồ chứa ngàn tỷ trên Tây Nguyên

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: "Triển khai dự án thủy lợi này, tôi đã nhiều lần làm việc với tỉnh Đắk Lắk và đối thoại với dân".
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: "Triển khai dự án thủy lợi này, tôi đã nhiều lần làm việc với tỉnh Đắk Lắk và đối thoại với dân".
(PLVN) - “Liên tiếp 20 năm, 3 đời Bộ trưởng Nông nghiệp đều trăn trở về dòng nước Ea H’leo, về một công trình thủy lợi lớn, với nhiều lợi ích cho Tây Nguyên. Hồ Ea H’leo xong sớm nghĩa là Tây Nguyên sẽ bớt đi “cơn khát”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ với PLVN.

“Khích tướng” trên công trường

Hồ chứa nước Ea H’leo (Đắk Lắk) được đề cập từ thời Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, tiếp đó là Bộ trưởng Cao Đức Phát và đến nhiệm kỳ này, công trình đã hiện thực hóa.

Dòng nước Ea H’leo sắp tới không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cả vạn đồng bào mà còn góp phần cho Tây Nguyên thêm xanh, với hàng ngàn héc ta cà phê, hồ tiêu, rừng tái sinh, thảm thực vật vùng lân cận… nhờ khả năng tưới tiêu, kiểm soát nước ngầm của công trình.

- Phải mất tới 20 năm để có được công trình quan trọng nói trên. Điều đó chứng tỏ, ngành Nông nghiệp đã phải vượt qua không ít khó khăn trước thời điểm tiến hành chặn dòng, tích nước hồ chứa Ea H’leo hôm 26/3 vừa qua, thưa Thứ trưởng?

Công trình Ea H’leo khởi công đầu năm 2019, tuy nhiên đến cuối năm đó vì một số lý do khiến công trình rơi vào một tình thế hết sức khó khăn, tưởng như “vỡ trận”. Bộ NN&PTNT, đại diện chủ đầu tư và nhà thầu lúc bấy giờ đã phải ngồi lại nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng, thẳng thắn, thậm chí có lúc gay gắt.

Vì tính cấp thiết, chúng tôi đã ra tối hậu thư với nhà thầu rằng: “Nếu các anh không đảm bảo tiến độ, theo luật chúng tôi sẽ hủy thầu, đầu thầu lại”. Sau này nghĩ lại đó như là một biện pháp “khích tướng” đối với những người lính thợ của Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn.

Biện pháp cứng rắn này dường như đã chạm tới lòng tự ái của những người lính trên công trường. Vì thế, không lâu sau, nhà thầu đã điều tới đây nhiều chỉ huy có kinh nghiệm, với nhiều mũi thi công tinh nhuệ nhất. Nhờ vậy, mà chỉ sau một thời gian ngắn, nhà thầu này đã dần bắt kịp được tiến độ, đáp ứng được yêu cầu chủ đầu tư đề ra, để đến hôm, tức sau 2 năm thi công, công trình đã sắp hoàn

"Ở Ea H’leo, tôi có nói vui rằng “nếu 2 người cùng làm một việc thì thích nhau, nhưng 2 người cùng thích một việc thì sẽ ghét nhau”. Với phương châm đó, Bộ đã xắn tay áo vào cuộc làm cùng nhà thầu chứ không chỉ ngồi ký, phê duyệt các thủ tục", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

- Được biết, đơn vị trúng thầu công trình từng bỏ thầu với giá rất thấp, và đó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người từng lo khó đáp ứng được yêu cầu tiến độ. Lý do nào để công trình không những không “vỡ trận” mà nhiều khả năng sẽ hoàn thành sớm?

Khi vào thầu, nhà thầu Binh đoàn 12 đã giảm giá khá sâu (hơn 20%) khiến chủ đầu tư và các cơ quan quản lý vô cùng băn khoăn không biết liệu họ có đủ sức làm không, bởi nếu đó là một công trình đập đất thì nhà thầu có thể tự cân đối, san gạt, vận chuyển để giảm chi phí xây lắp, đằng này hồ chứa nước Ea H’leo áp dụng công nghệ bê tông trọng lực, với nguyên vật liệu đầu vào là xi măng, sắt thép… phải mua, phải chi phí rất lớn.

Thực tế đó, khiến một số người có lúc còn nghi ngờ về khả năng hoàn thành của đơn vị thi công. Tuy nhiên, suốt 2 năm qua với sự nỗ lực của nhà thầu, công trình mà nhiều năm, Bộ NN&PTNT và tỉnh Đắk Lắk trông đợi -  đang tiến những bước chắc chắn cuối cùng tới vạch đích.

Tại lễ chặn dòng, tích nước mới đây, tôi đã thẳng thắn nói rằng chỉ có tinh thần của những người lính mới làm được điều đó. Rõ ràng, với giá bỏ thầu thấp như thế thì chỉ có sự quyết tâm vượt nắng, thắng mưa không ngại sớm trưa của những người lính thợ và tính kỷ luật của quân đội mới giúp nhà thầu này thay đổi được cục diện trên công trường như vậy.

Chất lính và tính kỷ luật quân đội đã giúp nhà thầu thay đổi cục diện trên công trường sau khi phải đổi mặt với những khó khăn ở giai đoạn đầu
Chất lính và tính kỷ luật quân đội đã giúp nhà thầu thay đổi cục diện trên công trường sau khi phải đổi mặt với những khó khăn ở giai đoạn đầu

Chủ đầu tư cùng làm thay vì ngồi ra lệnh

- Trong “vai” chủ đầu tư, Bộ NN&PTNT đã làm gì để công trình này có thể kết thúc đúng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, dù Ea H’leo là công trình khởi công muộn nhất trong số những công trình được bố trí từ nguồn vốn này?

Khi chỉ đạo Dự án Ea H’leo, tôi có nói vui với anh, em là “nếu 2 người cùng làm một việc thì sẽ thích nhau, những 2 người cùng thích một việc thì sẽ ghét nhau”. Với phương châm đó, Bộ đã xắn tay áo vào cuộc làm cùng với nhà thầu chứ không đứng “vai” chỉ đạo của chủ đầu tư, chỉ ngồi ký, phê duyệt các thủ tục…

Nhờ đó mà nhiều vướng mắc trên công trường như khâu GPMB, mỏ vật liệu cho thi công và cả những phát sinh ngoài dự kiến về địa chất khi xử lý nền móng công trình… chúng tôi đều đã phối hợp với địa phương, các chuyên gia hàng đầu vào tháo gỡ kịp thời cho nhà thầu để đáp ứng về tiến độ, vì hồ Ea H’leo là công trình đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, phải vào vận hành trong 2021. Vì thế, không còn cách nào khác là phải xong trong 2 năm, và thực tế nó đã thành công sau 2 năm thi công.

Rút ngắn tiến độ ở đây không chỉ có ý nghĩa về kinh tế - xã hội với địa bàn hạn hán nhất Tây Nguyên mà còn giúp nhà thầu tiết kiệm được thời gian, tiền vốn, nhân công… từ đó có thể cân đối được bài toán kinh tế khi đấu thầu công trình.

Lễ chặn dòng, tích nước hồ chứa đã diễn ra hôm 26/3
Lễ chặn dòng, tích nước hồ chứa đã diễn ra hôm 26/3 

- Những kinh nghiệm rút tỉa được từ công trình thủy lợi ngàn tỷ này liệu có thể đem áp dụng ở tất cả các công trình khác mà Bộ NN&PTNT đang và sẽ làm chủ đầu tư ở các địa bàn khác, thưa Thứ trưởng?

Không phải công trình thủy lợi nào trên địa bàn cả nước cũng áp dụng và xử lý các tình huống như ở Ea H’leo, vì công trình thủy lợi mỗi nơi, mỗi loại có những đặc thù khác nhau. Nhưng với những công trình lớn, Bộ đều triển khai theo phương châm cùng làm, cùng đồng hành với đơn vị xây lắp để rút ngắn thời gian và gọn nhất thủ tục trong điều kiện cho phép.

Các công trình lớn, thậm chí là lớn nhất Đông Nam Á như thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang), Tân Mỹ (Ninh Thuận), Sông Lũy (Bình Thuận), Cánh Tạng (Hòa Bình), … đều được phối hợp điều hành như vậy.

Theo tôi, trong xây dựng cơ bản, chủ đầu tư thường nắm trong tay mình một quyền lực rất lớn, và nếu “anh” không đồng hành, không chia sẽ với các nhà thầu thì sẽ tạo ra một lực cản, một trở ngại vô hình.  

Ngoài ra, để các công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, thì đừng để nợ đọng, đừng gây khó dễ khi thanh toán, vì làm làm tốt những việc này sẽ tạo ra động lực, niềm tin rất lớn đối với các nhà thầu.

- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

"Đập chính của hồ chứa nước Ea H’leo được thi công bằng công nghệ bê tông trọng lực (bê tông lạnh). Đây là công nghệ mới có thể giúp rút ngắn tiến độ nhưng vẫn bảo đảm các tiêu chí về kỹ thuật, và lần đầu tiên được áp dụng ở một công trình thủy lợi lớn trên Tây Nguyên.

Đáng nói, ở công trình này, nhà thầu đã sử dụng tro bay của nhà máy nhiệt điện để làm phụ gia thi công nhằm gia tăng tính bền vững của công trình. Các giải pháp kỹ thuật này được Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đánh giá cao, đồng thời phù hợp với chủ trương của Bộ Xây dựng”, Thượng tá Ông Vĩnh Hòa - Phó Tư lệnh Binh đoàn 12.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.