Thu hồi tài sản tham nhũng, Nhà nước “nắm đằng lưỡi”?

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng “tham nhũng nhiều, xử ít”  mà dư luận vẫn lo ngại là do những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành. Đặc biệt, việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có cũng trở nên hết sức khó khăn do chúng đã bị “tẩu tán” qua nhiều con đường khác nhau.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng “tham nhũng nhiều, xử ít”  mà dư luận vẫn lo ngại là do những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành. Đặc biệt, việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có cũng trở nên hết sức khó khăn do chúng đã bị “tẩu tán” qua nhiều con đường khác nhau.

Biếm họa Internet
Biếm họa Internet

Tham nhũng tiền tỷ, thu hồi tiền đồng?

Đặc trưng của tội phạm tham nhũng là đối tượng phạm tội này là người có chức vụ, vì thế số tiền/tài sản do tham nhũng khá lớn (mặc dù hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta mới chỉ phát hiện “chừng mực” và là những vụ “tham nhũng vặt”). Tài sản do tham nhũng mà có thực chất cũng là tiền của nhà nước, tiền của nhân dân. Do đó, ngoài việc xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng thì việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có cũng rất quan trọng.

Năm 2011, hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra có tổng giá trị lên đến trên 11 ngàn tỷ đồng, tuy nhiên việc thu hồi đạt tỉ lệ rất thấp: 300 tỉ đồng (đạt 2,6%). Con số này thực sự đáng lo ngại. Thực tế, qua nhiều vụ án tham nhũng cho thấy, người phạm tội này đã có sự “tính toán” từ trước, tài sản không đứng tên họ mà đứng tên người thân, tiền của thì gửi ra nước ngoài…, thậm chí khi bị cơ quan điều tra “sờ gáy”, lập tức đối tượng trốn ra nước ngoài, ung dung sống cuộc sống đế vương.

Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát - VKSNDTC Đỗ Văn Đương cho rằng: “Hầu hết những vụ tham nhũng lớn chủ yếu khởi tố điều tra về tội cố ý làm trái, mà tội này hình phạt rất thấp, chỉ đến 20 năm tù. Nhiều vụ không thấy tham ô đồng nào và việc thu hồi tài sản rất thấp”. Ông trăn trở “có cách gì để tập trung thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, bị thất thoát, phòng ngừa quan chức phạm tội..”

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII cũng thừa nhận: “Hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng còn bất cập, hạn chế…”.

Một trong những hạn chế của Luật Phòng chống tham nhũng  hiện hành chính là việc Luật chưa quy định rõ đối tượng thuộc diện phải kê khai và trách nhiệm giải trình tài sản, thu nhập. Luật cũng mới chỉ quy định việc xử lý đối với người kê khai không trung thực hoặc kê khai không đầy đủ, chưa có quy định về việc xử lý đối với người không kê khai tài sản.

Đối với việc kê khai tài khoản ở nước ngoài, thiếu quy định về việc xác định số dư tài khoản ở nước ngoài. Những quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn chưa toàn diện vì một số cơ quan, lĩnh vực vẫn chưa có các quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, ví dụ như các hoạt động không thuộc quy định giữ bí mật nhà nước trong Công an, quân đội

Phải kiểm soát tốt thu nhập của người có chức vụ

Phòng chống tham nhũng không phải là ngồi để “chờ” việc xảy ra mà nghĩ cách sao thu được tiền về, mà quan trọng là công tác phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. Để làm được việc này trước hết chính phải bằng những “quy định” rắn của luật pháp.

Theo Thanh tra Chính phủ nên sửa đổi, bổ sung quy định về minh bạch tài sản, thu nhập trong Luật Phòng chống tham nhũng. Quy định rõ hơn về công khai bản kê tài sản, thu nhập, xác minh nguồn gốc tài sản, thu nhập; xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc, tăng cường các biện pháp quản lý tài sản, thu nhập…. Quy định rõ đối tượng thuộc diện phải kê khai và trách nhiệm giải trình tài sản, thu nhập, quy định về xử lý đối với người không kê khai tài sản.

Đối với việc kê khai tài khoản ở nước ngoài, cần bổ sung quy định về việc xác định số dư tài khoản ở nước ngoài; bổ sung chế tài giám sát chặt chẽ việc thực hiện kê khai, minh bạch tài sản thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; bổ sung quy định về kiểm soát thu nhập đối với cán bộ, công chức có chức vụ, quyền hạn; nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy định kiểm tra, giám sát tài khảo người trong gia đình hoặc cộng sự có liên quan tới cá nhân đang hoặc đã giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

Đồng thời với việc sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng, cũng có ý kiến cho rằng, cần sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng, nếu không chứng minh được nguồn gốc tài sản của người có hành vi tham nhũng thì cũng sẽ bị thu hồi, dù tài sản đó đứng tên người thân họ..

Chống tham nhũng là cuộc chiến của toàn dân, vì thế đòi hỏi sự phát hiện tham nhũng từ nhiều kênh, đặc biệt tai mắt của nhân dân. Và quan trọng nữa là khi có việc tham nhũng xảy ra, cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn tốt để tránh việc đối tượng bỏ trốn, hoặc tẩu tán tài sản…

Theo ước tính của Ngân hàng thế giới WB, mỗi năm tham nhũng gây thiệt hại tới 2.600 tỷ USD, tương đương với hơn 5% GDP toàn cầu; trong đó 1.000 tỷ USD là chảy vào túi quan tham, được cất giấu và tẩy rửa tinh vi qua bất động sản hay tài khoản trong các ngân hàng khắp thế giới.

… Kinh nghiệm của thế giới cho thấy thường phải mất từ 10-15 năm sau khi nhà lãnh đạo “về vườn” hay thôi chức mới phát hiện có tham nhũng và cũng chỉ có khoảng 10-15% số tài sản này được thu hồi.

Trung Hiếu

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).