Thông tin mới về số tiền được cho là cựu Tổng thống Afghanistan mang theo khi chạy trốn

Những người đàn ông Afghanistan đứng cạnh một tấm áp phích rách nát có hình ảnh cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại sân bay Kabul, ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP
Những người đàn ông Afghanistan đứng cạnh một tấm áp phích rách nát có hình ảnh cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại sân bay Kabul, ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đánh giá của cơ quan giám sát SIGAR cho biết, cựu Tổng thống "chạy trốn" của Afghanistan Ashraf Ghani khó có thể "ôm" theo 500.000 USD, cho dù hàng chục triệu USD biến mất khỏi Kho bạc Nhà nước Afghanistan.

Theo báo cáo tạm thời của cơ quan giám sát chính phủ Mỹ được công bố hôm 5/6 thì cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani gần như chắc chắn không chạy trốn khỏi Kabul với hàng triệu đô la đã biến mất trong thời gian Taliban tiếp quản Thủ đô nước này.

Cơ quan Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) trong báo cáo tạm thời cho biết, 5 triệu USD đã bị mất tích từ Dinh Tổng thống và hàng chục triệu USD đã được lấy từ kho tiền của Tổng cục An ninh Quốc gia.

Không rõ số tiền này đến từ đâu hoặc dùng để làm gì, “nhưng nó được cho là đã được chia cho các thành viên của Đơn vị Bảo vệ Tổng thống sau khi máy bay trực thăng khởi hành, trước khi Taliban chiếm được Dinh Tổng thống”, báo cáo của SIGAR cho biết.

Cũng theo Báo cáo, dường như đã có "nhiều cơ hội và nỗ lực để cướp bóc kho bạc của Chính phủ Afghanistan".

Tuy nhiên, cơ quan giám sát cho biết thêm, họ “không có đủ bằng chứng để xác định chắc chắn có đúng hàng trăm triệu đô la đã được các quan chức Afghanistan chuyển khỏi đất nước khi Chính phủ sụp đổ; hay liệu có bất kỳ khoản tiền nào được cung cấp bởi Mỹ hay không”.

Vì hồ sơ và video giám sát của Chính phủ Afghanistan nằm dưới sự kiểm soát của Taliban, nên có thể khó tìm ra thủ phạm đằng sau vụ cướp Kho bạc Nhà nước.

Bức chân dung của cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ở trung tâm Kabul ngày 14/8/2021, một ngày trước khi Taliban tiếp quản. Ảnh: The Washington Post)

Bức chân dung của cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ở trung tâm Kabul ngày 14/8/2021, một ngày trước khi Taliban tiếp quản. Ảnh: The Washington Post)

Ông Ghani bị cáo buộc bỏ trốn với 169 triệu đô la Mỹ tiền của Chính phủ Afghanistan. Hiện ông ta đang sống ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và luôn quyết liệt phủ nhận những tuyên bố này.

Trong những ngày tiếp theo sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan, nhiều báo cáo - lần đầu tiên được Đại sứ quán Nga ở Kabul công bố - cho rằng, ông Ghani và các quan chức khác đã mang theo số tiền của Chính phủ Afghanistan lên tới 169 triệu USD. Ông Zahir Aghbar, đại sứ Afghanistan tại Tajikistan, cũng khẳng định những tuyên bố này.

Tuy nhiên, một đánh giá của SIGAR cho biết cựu Tổng thống Ghani và các trợ lý của ông có thể đã lấy khoảng 500.000 USD.

“Mặc dù vậy, SIGAR phát hiện ra rằng một số tiền mặt đã được lấy từ khuôn viên của Dinh Tổng thống và chất lên những chiếc trực thăng này, nhưng bằng chứng cho thấy con số này không vượt quá 1 triệu USD và có thể gần hơn với giá trị 500.000 USD”, báo cáo viết.

Lần đầu tiên được đưa tin bởi Politico, SIGAR đã phỏng vấn các nhân chứng cũng như hơn 30 quan chức (tất cả đều được yêu cầu giấu tên) có mặt trong đoàn trực thăng với ông Ghani khi họ vội vã chạy trốn khỏi Dinh Tổng thống ở Kabul trong khi Taliban tiến vào thủ đô vào ngày 15/8/2021.

Một báo cáo đầy đủ sẽ được công bố vào ngày 8/6 (theo giờ Washinhton), vì SIGAR vẫn đang chờ các câu trả lời từ ông Ghani.

Hàng chục triệu USD đã biến mất khỏi Kho bạc Nhà nước Afghanistan khi Taliban tiếp quản. Ảnh minh họa: Twitter

Hàng chục triệu USD đã biến mất khỏi Kho bạc Nhà nước Afghanistan khi Taliban tiếp quản. Ảnh minh họa: Twitter

SIGAR đưa ra báo cáo dựa nhiều vào các cuộc phỏng vấn với các nhân chứng và quan chức liên quan, tất cả đều nói rằng họ không thấy dấu hiệu nào về lượng tiền mặt lớn như vậy trên những chiếc trực thăng đã quá tải với những người chạy trốn.

“Các tờ tiền 100 USD trị giá 169 triệu USD nếu xếp chồng lên nhau sẽ tạo thành một khối dài khoảng 2,3 mét, nặng gần hai tấn”, SIGAR lưu ý. Thêm vào đó, các nhân chứng khẳng định hành lý trên ba chiếc trực thăng là "tối thiểu", hai vali của Rula Ghani - cựu Đệ nhất phu nhân - chỉ chứa quần áo và trực thăng không có hầm chứa hàng.

Thay vào đó, một quan chức mang khoảng 200.000 đô la, một quan chức khác mang 240.000 đô la và những người khác có “5.000 đến 10.000 đô la trong túi… Không ai có hàng triệu USD”, một cựu quan chức cấp cao nói với SIGAR.

Báo cáo cho biết: “Nếu đúng, thì tổng số tiền mặt trên ba chiếc trực thăng vào khoảng 500.000 USD, trong đó 440.000 USD thuộc về Chính phủ Afghanistan".

"Với sự ra đi vội vã của cựu Tổng thống, các quan chức và vệ sĩ khác, cũng như giới hạn hàng hóa được mang lên trực thăng càng cho thấy khả năng ông Ghani mang một lượng tiền mặt trị giá 169 triệu USD để bỏ trốn là không thể", SIGAR kết luận.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.