Người dân vẫn lo “lợi ích nhóm” chi phối chính sách

(PLVN) - Một vấn đề được Báo cáo Phong vũ biểu tham  nhũng Việt Nam 2019 (VCB -2019) đề cập là đa số người được khảo sát (54%) cho rằng các công ty/tập đoàn tư nhân lớn hay các nhóm lợi ích luôn luôn hoặc thường xuyên chi phối một cách thiếu minh bạch các chính sách và quyết định của Nhà nước vì lợi ích riêng.  

Theo Phong vũ biểu tham nhũng Việt Nam 2019 (VCB-2019) được Tổ chức Minh bạch (TT) công bố tại Hà Nội sáng nay – 7/1, người dân Việt Nam ngày càng tin rằng tham nhũng đang thuyên giảm và các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước “là có hiệu quả hơn”.

Trao đổi về Phong vũ biểu tham nhũng Việt Nam 2019 (VCB-2019)
Trao đổi về  Phong vũ biểu tham nhũng Việt Nam 2019 (VCB-2019)

Các vụ án lớn được dư luận quan tâm, có ảnh hưởng đến hệ thống quản lý nhà nước như vụ AVG, Vũ “nhôm”,… được Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng (PCTN) chỉ đạo quyết liệt đã nhanh chóng được đưa ra điều tra, xét xử thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác PCTN “không có vùng cấm”, mang lại niềm tin vào cuộc chiến PCTN.

Vì thế, năm 2019, cứ 2 người được khảo sát thì 1 người cho rằng công tác PCTN có hiệu quả (tăng gấp đôi so với tỷ lệ năm 2016). So với năm 2016, tỷ lệ người dân tin rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt trong công cuộc PCTN cũng tăng đáng kể (từ 55% năm 2016 lên 71% năm 2019).

Lần đầu tiên trong 4 lần khảo sát, báo cáo VCB-2019 ghi nhận sự giảm xuống rõ rệt về tỷ lệ người dân phải đưa hối lộ khi sử dụng dịch vụ công (18% năm 2019 so với 65% năm 2016). Đây là tín hiệu cho thấy sự chuyển biến tích cực trong cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam.

Mặc dù trải nghiệm tham nhũng giảm xuống nhưng người dân cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Năm 2019, tham nhũng đứng vị trí thứ 4 trong những mối quan tâm hàng đầu (đói nghèo, an toàn thực phẩm, an ninh, giáo dục, việc làm, bảo vệ môi trường, ô nhiễm nước) của người dân (năm 2016 đứng thứ 7).

VCB-2019 cho thấy, những người có  thu nhập trên trung bình (27%) có khả năng đưa hối lộ cao hơn những người có thu nhập dưới mức trung bình (12%). VCB -2019 cho rằng, người nghèo không có điều kiện để hối lộ sẽ bị từ chối tiếp cận các dịch vụ công mà lẽ ra họ được hưởng công bằng như các đối tượng khác trong xã hội. 

Nỗ lực của người dân trong PCTN tăng đang kể so với năm 2016 thông qua việc từ chối hối lộ (kể cả các khoản nhỏ), tố cáo tham nhũng, tẩy chay các doanh nghiệp bị kết tội tham nhũng, tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức trong PCTN… Nhưng vẫn có đến 18% người được hỏi cho biết “sẽ không làm gì cả” trong cuộc chiến này.

Đáng chú ý là 49% người được hỏi không tin tưởng vào tác dụng của việc tố cáo tham nhũng và lo sợ phải gánh chịu hậu quả do tố cáo. 21% người tham gia khảo sát từng hối lộ khi sử dụng dịch vụ công đã không tố cáo tham nhũng. Có đến 32% người được hỏi không biết cách nào để tố cáo tham nhũng.

“Kết quả này cho thấy các biện pháp PCTN cần tập trung vào việc bảo vệ người tố cáo, tăng hiệu quả các cơ chế bảo vệ người tố cáo và hiểu biết của người dân về việc tố cáo tham nhũng” – TT khuyến nghị. 14% người được TT phỏng vấn cho rằng cần có cơ chế tố cáo tham nhũng hiệu quả hơn để “bảo vệ tốt hơn các nạn nhân, nhân chứng và người tố cáo tham nhũng”.

Một vấn đề được VCB -2019 đề cập là đa số người được khảo sát (54%) cho rằng các công ty/tập đoàn tư nhân lớn hay các nhóm lợi ích luôn luôn hoặc thường xuyên chi phối một cách thiếu minh bạch các chính sách và quyết định của Nhà nước vì lợi ích riêng.  

Tình hình này đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực của các bên, đặc biệt là sự tham gia của người dân, nhằm giảm tham nhũng và đảm bảo phát triển bền vững. Người dân đòi hỏi các hành động mạnh mẽ hơn trong PCTN, trong đó 36% người được hỏi nhấn mạnh đến yêu cầu “nâng cao tính liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức” và 39% mong muốn có sự “trừng phạt thích đáng các tội phạm tham  nhũng”.

38% người được hỏi thừa nhận đã hối lộ cảnh sát giao thông 

Trong 7 lĩnh vực dịch vụ công (trường công, bệnh viện công, cơ quan hành chính, cơ quan cung cấp dịch vụ công, công an, tòa án) được khảo sát, tỷ lệ hối lộ dao động từ 4%-38% tùy vào từng dịch vụ.

Mặc dù chỉ có 2% người được hỏi (17 người) tiếp xúc với Tòa án nhưng tỷ lệ đưa hối lộ khá cao (22%)) - đứng thứ 2 trong 7 lĩnh vực được khảo sát.

Khi tiếp xúc với các dịch vụ công, người sử dụng dịch vụ công ở miền Bắc (nhất là vùng đồng bằng sông Hồng) đưa hối lộ nhiều hơn. Tỷ lệ đưa hối lộ ở Hà Nội (39%) cao gấp 3 lần ở TP HCM (12%) (Nguồn: VCB-2019)

Đọc thêm

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học: Trách nhiệm nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Kiểm toán Nhà nước cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy...