Đại dịch Covid: Dân tộc ta đã chiến thắng một trận chiến không ngừng nghỉ, đầy cam go và thử thách

Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
(PLVN) - Tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chiều 16/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định: Dân tộc ta đã chiến thắng một trận chiến không ngừng nghỉ, đầy cam go và thử thách

Tinh thần của báo chí là “phò chính, diệt tà”

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19: “Rất hoan nghênh Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế, Bộ TT&TT đã tổ chức buổi Hội nghị Sơ kết công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. Tôi đã xem triển lãm tranh, ảnh ở trong hội trường này, nghe các tác phẩm viết về công tác phòng, chống dịch Covid-19, xem phóng sự và rất nhiều tư liệu quý, điều này đã nói lên sự đóng góp to lớn, nhiều ngày của lĩnh vực truyền thông, thông tin, báo chí.

Một tầm vóc  của Việt Nam trong chống dịch đã được thể hiện qua những tác phẩm, ấn phẩm sẽ để lại mãi mãi với thời gian. Và dưới một góc nhìn khác, vai trò của truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng, là một phần quyết định sự thành bại của bất cứ sự kiện nào của dân tộc. Qua báo chí, đã tiếp thêm động lực, sức mạnh cho các cán bộ, chiến sỹ ở tuyến đầu chống dịch, động viên, khuyến khích người dân bình tĩnh, chủ động".

"Buổi sơ kết hôm nay có ý nghĩa sâu xa về cách làm, tổ chức thực hiện công việc sau này.  Tôi cũng Rất vui mừng vì trong đợt dịch vừa qua có sự đóng góp của Lãnh đạo ban tuyên giáo, các TBT, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, ca sĩ, phóng viên. Đây là lực lượng nòng cốt, đóng góp những tư liệu quý trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua”, Thủ tướng cho hay.

Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ của các cấp các ngành chưa bao giờ tốt

Chúc mừng báo chí nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần của báo chí là “phò chính, diệt tà”, vượt qua khó khăn trước ảnh hưởng của mạng xã hội để đứng vững.

như thế, không ngại khó, không ngại khổ. Việt Nam đã chia sẻ khẩu trang, đồ bảo hộ đến thế giới trong lúc thế giới còn khó khăn... Phối hợp với WHO để  chia sẻ những kinh nghiệm chống dịch.

"Chúng ta đi trước thời gian, từ ngày mùng 3 Tết chúng ta đã chỉ đạo đưa ra những quyết sách, nếu cứ ăn tết đến mùng 6 mới họp thì rất là nguy hại. Vì lẽ đó mà chúng ta đã có được những thành quả tốt, Việt Nam là 1 trong số ít các nước bắt đầu đến tiến trình bình thường mới sau đại dịch sớm nhất thế giới. Tôi thấy rất là tự hào. Chúng ta không thể không đón bà con về được đó là cái nhân văn, đó là văn hóa Việt Nam", Thủ tướng cho biết.

 

Báo cáo công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương cho biết, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Tính đến 6h ngày 16/6, Thế giới ghi nhận 8.108.641 trường hợp mắc tại 214 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 438.583 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam ghi nhận 334 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có 323 bệnh nhân đã điều trị khỏi, đặc biệt, chưa có trường hợp tử vong. Liên tiếp 61 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng đồng. Kết quả này đã được thế giới ghi nhận và đánh giá rất cao.

"Những thành công của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua thể hiện rõ sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19", ông Hùng nhấn mạnh.

Trong thời gian vừa qua, công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai đồng bộ, quyết liệt, đa dạng với tất cả các hình thức truyền thông như truyền thông trên báo chí,  truyền thông qua tin nhắn SMS, truyền thông trên tất cả các loại hình mạng xã hội, sử dụng các ứng dụng trên nền tảng internet, truyền thông tại cơ sở, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng… các cơ quan báo chí, các cơ quan thông tin địa chúng đã mở chuyên trang, chuyên mục, hàng ngàn tin, bài tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đánh giá chung về công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19, ông Hùng cho hay: Công tác phổ biến, quán triệt triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước về thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 được các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện nghiêm túc. Công tác chỉ đạo và định hướng thông tin về Covid-19 đã thực sự đi trước một bước đảm bảo nhanh, kịp thời với nhiều hình thức, kênh thông tin, tuyên truyền đa dạng, phong phú. Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai quy mô, bài bản với sự tham gia chủ động, thông nhất của nhiều lực lượng. Các thông tin đối ngoài được triển khai chủ động, đồng bộ, tạo hiệu ứng lan tỏa.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định: Đại dịch Covid-19 xảy ra trong bối cảnh rất đặc biệt đối với đất nước chúng ta.

"Trước thềm kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi kính chúc các đồng chí - những người đã góp phần quan trọng viết lên trang sử chiến thắng đại dịch, sức khỏe, hạnh phúc và thành công", Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thanh Long

Trong một năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, nhưng cả đất nước, cả dân tộc đã bắt đầu cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19 từ rất sớm, ngay trong những ngày Tết nguyên đán; và dân tộc ta đã chiến thắng một trận chiến không ngừng nghỉ, đầy cam go và thử thách.

Với một ý chí quyết tâm “chống dịch như chống giặc”, một tinh thần “sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân” đã là động lực chính khơi nguồn cho sức mạnh chiến thắng đại dịch. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự tham gia của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; sự tham mưu chiến lược về chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế đã góp sức để có được chiến công này.

"Trong chiến dịch truyền thông không ngừng nghỉ về phòng, chống đại dịch Covid-19, với quan điểm việc cung cấp thông tin phải đảm bảo “Kịp thời - Minh bạch - Chính xác và Tin cậy”, chúng ta đã huy động sức mạnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam, phát huy hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, huy động các lực lượng, các phương tiện, kết hợp truyền thống và hiện đại. Đồng thời sử dụng triệt để các hình thức tạo ra chiến dịch truyền thông với những dấu ấn thật sự ấn tượng đó là việc chiếm lĩnh và chủ đạo của truyền thông chính thống; Tận dụng triệt để ưu thế truyền thông 4.0; Dấu ấn truyền thông toàn dân; Dấu ấn truyền thông đối ngoại, trung thành bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái;  Chiến dịch của sự đoàn kết, sẻ chia và đồng lòng, đồng sức; Sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhân sỹ, người nổi tiếng của giới văn nghệ sỹ", Thứ trưởng Long nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng việc phối hợp thực hiện đồng thời công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch trên các chiến tuyến, trận tuyến đã mang lại thắng lợi trong cuộc chiến truyền thông phòng, chống dịch và góp phần vào thành tích chung trong việc kiểm soát đại dịch. 

Tiếp tục thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế

Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian

Nhân dịp này, Thủ tướng cho biết, cần có cơ chế tài chính phù hợp hỗ trợ cho báo chí sau khi quy hoạch.

Tại hội nghị, Thủ tướng đã quyết định thưởng 1 tỷ đồng cho tất cả các tờ báo tham gia thực hiện nhiệm vụ truyền thông, thông tin về Covid-19; đồng thời tại Hội nghị, 18 tập thể đã được nhận bằng khen của Thủ tướng.

tới của truyền thông: "Trước hết cần phải làm tốt những biện pháp thông tin truyền thông trong thực hiện, truyền thông phải nhân rộng người tốt việc tốt công ty tốt, góp phần đưa nền kinh tế bật lên. Nhiệm vụ của truyền thông rất lớn. Chủ động thực hiện tốt tuyên truyền đối ngoại, chúng ta phải đưa tin, phải truyền thông để báo chí nước ngoài biết được, biến Việt Nam thành một môi trường an toàn". 

Còn theo ông Lê Mạnh Hùng, phương hướng nhiệm vụ của công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới là việc cần tiếp tục "nhiệm vụ kép" vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vừa triển khai các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảo an sinh xã hội, an nình trật tự và hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Đặc biệt, theo ông Hùng, cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thế các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên; Thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền; Phát huy tính chủ động, sáng tạo, sức chiến đấu của các cơ quan báo chí, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành. Chủ động tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại qua các kênh của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Nắm chắc tình hình tư tưởng, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo liên quan đến tình hình dịch bệnh. tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, cập nhật kiến thực về phòng, chống dịch bệnh./.

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.