Thiếu máu là dấu hiệu của nhiều bệnh

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân và có thể thiếu cấp tính hoặc thiếu mạn tính, có thể từ nhẹ đến nặng, có thể là dấu hiệu của những bệnh nặng như ung thư hay bệnh thận.

Thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân và có thể thiếu cấp tính hoặc thiếu mạn tính, có thể từ nhẹ đến nặng, có thể là dấu hiệu của những bệnh nặng như ung thư hay bệnh thận. Đồng thời, thiếu máu còn là tình trạng hồng cầu không đủ số lượng hemoglobin, là chất sắt làm cho máu có màu đỏ, chất có tác dụng giúp hồng cầu vận chuyển oxy.

Những nguyên nhân:

- Thiếu chất sắt, chiếm tỉ lệ  25 - 35%.

- Mất máu lâu ngày, như trường hợp phụ nữ mất máu nhiều khi hành kinh.

- Bệnh ung thư đại tràng làm mất máu rỉ rả trong thời gian dài.

- Bị bệnh giun móc…

- Bệnh mạn tính cũng chiếm tỉ lệ 25 - 35% các trường hợp thiếu máu.

- Một số bệnh mạn tính ở gan, thận, tuyến nội tiết…

- Tan huyết và tủy xương không tạo đủ tế bào máu chiếm 15%.

- Một số các bệnh khác như: bệnh thiếu vitamin B12, thiếu axít folic.

Thiếu máu còn do các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ:

- Chế độ ăn không đủ dưỡng chất như: ít sắt và các vitamin, nhất là folat.

- Người bị rối loạn đường ruột, người cắt bỏ ruột non, nơi hấp thu chất dinh dưỡng dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng và thiếu máu.

- Phụ nữ có nhiều nguy cơ thiếu máu thiếu sắt hơn nam giới do bị mất máu kèm mất sắt hàng tháng trong kỳ kinh.

- Người mắc các bệnh mạn tính như: ung thư, suy thận, suy gan…

- Người mắc bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về máu, rối loạn miễn dịch, phơi nhiễm hóa chất độc và sử dụng các thuốc có thể tác động xấu đến việc sản xuất hồng cầu và dẫn tới thiếu máu.

- Người mắc bệnh đái tháo đường, người nghiện rượu, người ăn chay trường.

Thiếu máu là dấu hiệu của nhiều bệnhCơ thể mệt mỏi nặng, làm việc mau mệt, ngủ gà ngủ gật...

Những biểu hiện của bệnh thiếu máu:

Một người bị bệnh thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu nhẹ hay nặng mà có các biểu hiện khác: nếu thiếu máu nặng nhưng diễn ra từ từ qua nhiều ngày, nhiều tháng thì vẫn không thấy biểu hiện gì, nhưng khi thiếu máu cấp tính thì sẽ cảm thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực, da xanh xao, nhợt nhạt, mạch nhanh, nói hụt hơi.

Ngoài ra, nếu thiếu máu do các bệnh lý khác thì có thể có các dấu hiệu như: nổi hạch bất thường thường gặp trong bệnh ung thư máu, ung thư hạch…; vàng da, vàng mắt thường gặp trong bệnh gan, bệnh tan huyết…, gan to, lách to gặp trong các bệnh về gan, bệnh về máu, sờ vào xương thấy đau gặp trong bệnh ung thư máu, trong phân có máu gặp trong bệnh ung thư dạ dày, ung thư  đại tràng…

Những dấu hiệu của thiếu máu phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu, thiếu máu xảy ra nhanh hay chậm và khả năng thích nghi của cơ thể cho nên ở người càng lớn tuổi thì khả năng thích nghi càng kém hay thiếu máu xảy ra trên người có sẵn các bệnh, nhất là bệnh về tim, phổi thì có thể có biểu hiện rõ ràng hơn.

Mặc dù mức độ thiếu máu rất nặng nhưng cơ thể vẫn có thể thích nghi được nếu xảy ra từ từ, chỉ khi thiếu máu cấp tính, rầm rộ thì mới xuất hiện các dấu hiệu thiếu oxy ở tổ chức như: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tức ngực, khó thở. . .

Tuy nhiên, có một số biểu hiện chung cho bất cứ loại thiếu máu nào, bất kỳ do nguyên nhân nào, đó là:

- Da và niêm mạc xanh xao, dấu hiệu này thường thấy rõ ở lòng bàn tay, móng tay, niêm mạc mắt, niêm mạc miệng với biểu hiện như: móng tay, đầu ngón tay có thể bị khô, móng tay có khía.

- Các rối loạn về thần kinh như dễ bị ngất, bị ù tai, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi đang ngồi mà đứng lên, rất hay mệt, khó ngủ, kém tập trung.

- Rối loạn tuần hoàn, người bệnh có cảm giác đánh trống ngực, nhất là khi gắng sức.

- Rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường chán ăn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Phụ nữ thì thường bị rối loạn kinh nguyệt, nam giới thì có thể bị bất lực.

- Chuyển hóa cơ bản gia tăng và nhiều khi người bệnh cảm thấy sốt nhẹ.

- Nếu thiếu máu do tan máu thì có vàng da và lách to.

Thiếu máu là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư đại tràng làm mất máu rỉ rả trong thời gian dài.

Thiếu máu gây ra hậu quả gì?

Thiếu máu chỉ là một biểu hiện của rất nhiều bệnh, cho nên nó sẽ để lại rất nhiều hậu quả như:

- Cơ thể mệt mỏi nặng, làm việc mau mệt, ngủ gà ngủ gật, thường bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhất là khi đang ngồi mà đứng dậy. Khi thiếu máu nghiêm trọng sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi và không thể làm được công việc hàng ngày.

- Thiếu máu làm cho tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp cho nên có thể dẫn đến suy tim.

- Nếu thiếu máu nghiêm trọng sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi mất nhiều máu có thể gây tử vong.

- Gây sảy thai liên tục, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp. Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra một số tai biến về sản khoa như chảy máu khi sinh, hậu sản…

Phương pháp điều trị:

Việc điều trị thiếu máu là vô cùng khó khăn vì phải tìm ra nguyên nhân mới có hiệu quả. Nếu do thiếu sắt thì chủ yếu là bổ sung chất sắt dược phẩm kết hợp chế độ ăn giàu chất sắt, thiếu máu do bệnh mạn tính hầu như không điều trị gì mà chỉ có một số ít phải truyền hồng cầu.

Trong một số trường hợp nặng hoặc mất máu nhiều, cấp tính thì cần phải truyền máu và quan trọng là phải bổ sung đầy đủ vitamin C vì nó giúp cơ thể hấp thu chất sắt từ ruột.

Những trường hợp thiếu máu không do bệnh lý khá thì chỉ cần bổ sung qua thuốc uống hoặc thực phẩm như:

- Chất sắt, có nhiều trong các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, tim, lá lách, gan, trứng, cá mòi, rau xanh...

- Vitamin B12, có nhiều trong thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, pho mát.

- Axít folic, có nhiều trong bông cải xanh, bắp cải xanh, đậu Hà Lan.

Phòng ngừa như thế nào?

Thiếu máu có thể dự phòng bằng những biện pháp sau:

- Chữa trị triệt để những bệnh lý của đường tiêu hóa có thể gây chảy máu tiêu như: viêm loét dạ dày - tá tràng, trĩ, nhiễm giun móc bằng cách khi có biểu hiện nghi ngờ bị chảy máu đường tiêu hóa như: đi tiêu phân đen, sệt như bã cà phê có mùi hôi phải đi khám ngay.

- Khám phụ khoa khi có vấn đề kinh nguyệt như: rong kinh, cường kinh.

- Khi có thai hoặc cho con bú cần phải bổ sung đầy đủ các chất, đặc biệt là chất sắt qua các thực phẩm giàu chất sắt hoặc các chất bổ sung sắt.

- Người ăn chay, nhất là ăn chay trường cần phải bổ sung chất sắt qua thực phẩm và thuốc bổ sung chất sắt vì phần lớn chất sắt chỉ có trong thịt.

Đối với phụ nữ cần bổ sung mỗi ngày 15mg chất sắt, nam giới chỉ cần 10mg/ngày nhưng với thai phụ thì cần bổ sung chất sắt nhiều hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể người mẹ và cần cho sự phát triển của bào thai. Vì sắt được bào chế rất nhiều dạng cho nên uống phải uống sau khi ăn no để tránh kích thích dạ dày.

Việc đề phòng và điều trị thiếu máu là việc làm vô cùng cần thiết và rất quan trọng bằng cách bổ sung bằng các loại thức ăn giàu chất sắt như gan, tim, trứng, giá đỗ, hoa quả, bông cải xanh…và thức ăn có đầy đủ vitamin B12, axít folic, vitamin B6, B2…, đồng thời điều trị tích cực các bệnh gây thiếu máu như bệnh về gan, thận, sốt rét, các bệnh do nhiễm khuẩn, bệnh do giun móc và nhất là phải dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt để hạn chế mất máu do hành kinh ở phụ nữ.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.