Thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP HCM

 Ngoài Bệnh viện Hồi sức COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM sẽ có thêm 3 Trung tâm Hồi sức tích cực để điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng và rất nặng.
Ngoài Bệnh viện Hồi sức COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM sẽ có thêm 3 Trung tâm Hồi sức tích cực để điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng và rất nặng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại buổi làm việc giữa Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh và Giám đốc các bệnh viện trung ương sáng ngày 29/7, Bộ Y tế đồng ý cho TP HCM lập thêm 3 Trung tâm hồi sức tính cực để tập trung điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng và rất nặng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long đánh giá TP HCM đang gồng mình, nỗ lực, triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhất, nâng dần cấp độ để kiểm soát chặt chẽ và đang đi đúng hướng trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là trận chiến chống dịch nặng nề nhất, chưa có tiền lệ ở TP HCM. Vấn đề cần quan tâm nhất của TP tại thời điểm này là làm thế nào cứu chữa các bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ tử vong.

Để tiếp tục cùng thành phố chống dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngoài những lực lượng tinh nhuệ đã huy động trước đó, Bộ Y tế tiếp tục điều tất cả lãnh đạo Cục, Vụ liên quan và Giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương như: Bạch Mai, Việt Đức, K, Phổi Trung ương, E, Lão khoa, Hữu nghị… của Bộ Y tế vào TP để cùng chung sức thiết lập nên hệ thống điều trị, đặc biệt là hệ thống hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19.

Ngoài bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP HCM quy mô 1.000 giường do bệnh viện Chợ Rẫy chịu trách nhiệm đang hoạt động, Bộ Y tế sẽ cùng TP và các bệnh viện tuyến Trung ương thiết lập 3 Trung tâm hồi sức tích cực trên địa bàn TP. Giám đốc các bệnh viện Trung ương sẽ làm giám đốc các bệnh viện hồi sức COVID-19 này.

Cụ thể, Giám đốc bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang kiêm nhiệm Giám đốc bệnh viện hồi sức COVID-19 của Bộ Y tế trên địa bàn TP Thủ Đức, với quy mô 500 giường. Đồng thời, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hỗ trợ bệnh viện Việt Đức về điều trị hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng. Ê kíp gây mê hồi sức của bệnh viện Việt – Đức vào được đưa vào TP, có sẵn 30% nhân lực của bệnh viện để sẵn sàng nhận nhiệm vụ của Bộ Y tế giao.

Giám đốc bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực của Bộ Y tế đặt tại bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 16 với quy mô 500 giường. bệnh viện Bạch Mai sẽ cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực đã có kinh nghiệm vào làm việc. Ngay trong chiều ngày 29/7, đoàn sẽ lên đường bay vào TP HCM.

Bệnh viện Trung ương Huế nhận nhiệm vụ thiết lập Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường, đặt tại bệnh viện dã chiến số 13. Ngoài ra, các bệnh viện Phổi Trung ương, Lão khoa Trung ương, E và K chung nhiệm vụ sẵn sàng thiết lập thêm một trung tâm hồi sức tích cực khác khi cần.

Giám đốc các bệnh viện tuyến Trung ương cho rằng, tùy theo tình hình thực tế có thể điều phối nhân lực phù hợp, nhưng TP HCM cần lên phương án cụ thể về nhân lực. Khi ấy, các chuyên gia về hồi sức của các bệnh viện điều động sẽ cùng tập huấn chia sẻ về chuyên môn để bắt tay ngay vào công việc. Về cơ sở vật chất cũng vậy, dựa trên các điều kiện đã có của các bệnh viện thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực, dần dần đáp ứng công năng điều trị…

Trong buổi họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, để các Trung tâm Hồi sức tích cực của các bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn hoạt động hiệu quả, TP cần thiết lập một trung tâm điều phối, hỗ trợ các Trung tâm Hồi sức tích cực để mọi hoạt động được nhịp nhàng, hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nặng. Bên cạnh đó TP cần đảm bảo các công tác hậu cần để các Trung tâm Hồi sức tích cực hoạt động hiệu quả.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu TP cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Bộ đồng ý để TP áp dụng thí điểm mô hình tiêm phù hợp với điều kiện và tình hình phòng chống dịch của TP; phấn đấu đến cuối tháng 8/2021, có khoảng 70 % dân số TP (trên 18 tuổi) được tiếp cận vaccine mũi 1.

Giao hàng được di chuyển liên quận

UBND TP HCM vừa có văn bản hướng dẫn việc di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/2020 của Thủ tướng.

Theo đó, lực lượng giao hàng (shipper) được di chuyển liên quận huyện và TP Thủ Đức khi vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong các khu phong tỏa, khu cách ly, cơ sở y tế, cơ sở thu dung, cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19. Để nhận diện người giao hàng phải có đặc điểm nhận dạng như: đồng phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, giấy thông hành của doanh nghiệp cấp cho người giao hàng, ứng dụng quản lý đơn hàng...; đồng thời bổ sung bảng tên thẻ cứng có hình, xác nhận của doanh nghiệp cho từng shipper và ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua mã QR code; thực hiện băng đeo tay nền xanh đậm, kích thước ống đeo cao 20cm, in chữ “shipper” màu trắng. Người giao hàng được hoạt động từ 6 giờ - 18 giờ mỗi ngày.

Người dân đi tiêm vaccine được phép ra đường sau 18h nhưng phải kèm giấy mời tiêm hoặc tin nhắn điện thoại và thẻ/phiếu nhận diện (màu sắc thay đổi hàng ngày) để người đi tiêm vaccine đeo trên ngực, phục vụ kiểm tra của lực lượng chức năng.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.