Thích kinh tế thị trường nhưng vẫn muốn Nhà nước can thiệp(!?)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Cứ 5 người cho rằng nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền kinh tế thị trường thì cũng gần tới 4 người cho rằng Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế nhà nước. Tình trạng “lưỡng thể” trong nền kinh tế còn thể hiện có đến 89% số người được hỏi cho rằng mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn nhưng cũng có đến 75% số người được hỏi vẫn mong muốn Nhà nước nên can thiệp giá hàng hóa thiết yếu…
Kết quả khảo sát “Cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam năm 2014” (CAMS) vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hôm qua (23/7).
Nền kinh tế “lưỡng thể”
Phát hiện thú vị nhất của khảo sát này, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, thành viên nhóm khảo sát, chính là tình trạng “lưỡng thể” của nền kinh tế. Nếu như năm 2011, khảo sát CAMS cho kết quả 25% người được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay về cơ bản là nền kinh tế thị trường (KTTT) và 22% cho rằng về cơ bản là nền kinh tế nhà nước (KTNN) thì tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng 49% và 36% vào năm 2014. Hay nói cách khác, cứ 5 người cho rằng nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền KTTT thì cũng gần tới 4 người cho rằng Việt Nam về cơ bản là nền KTNN. 
“Kết quả này cho thấy ở Việt Nam, trên thực tế hệ thống KTNN và KTTT vẫn vận hành song song, chưa rạch ròi. Nền KTTT chưa hình thành đầy đủ trong khi nền KTNN còn ảnh hưởng rất lớn. Dù các nhóm đều thừa nhận và ủng hộ KTTT cũng như xã hội hóa, song cảm nhận thực tế lại cho thấy sự nhập nhằng và “mơ hồ” về bản chất thực sự của nền kinh tế khá rõ nét…”- Báo cáo nhận định. 
Về tốc độ cải cách kinh tế, chỉ có 29% người được khảo sát cho rằng tốc độ chuyển đổi sang nền KTTT của Việt Nam trong 5 năm qua là nhanh, trong khi có tới 36% cho biết tốc độ này còn chậm. Điều này cho thấy quá trình chuyển đổi sang nền KTTT vẫn tiếp tục song tốc độ thực tế chậm so với kỳ vọng. 
Đặc biệt, có đến 89% số người được khảo sát cho rằng mô hình KTTT là ưu việt, tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm đối tượng khảo sát là Đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế (97%), nhóm cơ quan báo chí (92%) trong khi nhóm nghiên cứu giảng dạy, cơ quan Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan Quốc hội đạt tỷ lệ thấp hơn mức trung bình (85 - 86%). 
Khảo sát cũng cho thấy đa số những người ủng hộ nền KTTT vẫn muốn có “bàn tay” can thiệp của Nhà nước để bình ổn giá của những hàng hóa thiết yếu. Tỷ lệ này năm 2014 là 75%, tăng 7% so với năm 2011. 
Theo ông Đoàn Hồng Quang, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, thành viên nhóm khảo sát, để lý giải xác đáng mâu thuẫn trên cần những nghiên cứu sâu hơn, tuy nhiên điều này có thể phần nào thấy rằng, việc vận hành KTTT ở Việt Nam chưa thực sự tạo niềm tin và đem lại hiệu quả tích cực cho xã hội, như tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và do vậy lại càng khiến người dân có tâm lý mong chờ “bàn tay” can thiệp của Nhà nước. 
Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong những công cụ chủ yếu mà nhà nước sử dụng để ổn định thị trường và giá cả, thì cả vai trò của doanh nghiệp nhà nước lẫn các chương trình bình ổn giá lại đều bị người dân đánh giá thấp về hiệu quả. 50% số người tham gia khảo sát cho rằng giá cả hàng hóa thiết yếu được quyết định bởi thị trường, số còn lại cho biết phần lớn giá cả các nhóm mặt hàng này được điều chỉnh bởi các quy định của Nhà nước. 
Tuy nhiên, chỉ có 47% đánh giá chương trình này hiệu quả. Đa số người tham gia không đánh giá cao mức độ đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước lớn vào nền kinh tế. Trung bình chỉ có 19% nhận định là tích cực hoặc rất tích cực. Tỷ lệ đánh giá tiêu cực ở mức 29%. 
Đặc biệt, kết quả khảo sát cũng cho thấy, người dân dường như chưa hài lòng nhiều đối với tình hình hiện tại và sự thay đổi trong thời gian vừa qua. Tỷ lệ hài lòng với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước đã giảm xuống mức rất thấp (chỉ 19%). Dù quá nửa số người tham gia điều tra vẫn có niềm tin ở tương lai của con em, song tỷ lệ niềm tin trong CAMS 2014 đã giảm so với CAMS 2011; đồng thời một số lớn người dân (47%) cũng bày tỏ sự bức xúc trước khoảng cách giàu-nghèo tăng lên ở Việt Nam…
Gỡ “nút thắt”
Gần 30 năm Việt Nam chuyển đổi sang nền KTTT song mô hình nền kinh tế vẫn “pha trộn” giữa KTTT và KTNN. Nói như Chủ tịch VCCI - TS Vũ Tiến Lộc, quá trình chuyển sang nền KTTT là quá trình từ “sâu hóa bướm”, “đẹp lung linh nhưng cũng đầy quằn quại, đau đớn…”. 
Vấn đề được các chuyên gia đưa ra là nút thắt của nền kinh tế chuyển đổi nằm ở đâu và gỡ như thế nào?
Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế TW, nút thắt chính là việc hoàn thiện thể chế và nhận thức. Trong khi hoàn thiện thể chế là việc khó thì việc nhận thức một số vấn đề của nội hàm nền KTTT định hướng XHCN lại chưa được nhất quán. Theo ông, nút thắt đầu tiên cần gỡ là xây dựng thể chế, cùng với đó là việc triển khai thực hiện, đưa thể chế vào cuộc sống, cần phải có đội ngũ thực sự vì dân, vì DN. 
“Sự khác biệt giữa những người xây dựng và thực thi chính sách có sự khác biệt. Làm thế nào thu hẹp khoảng cách? Cần phải nâng cao nhận thức về KTTT, định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời nâng cao nhận thức tư duy KTTT. Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, tạo luật chơi, sân chơi, thể chế và tạo điều kiện để KTTT phát triển thuận lợi, ngăn ngừa sự méo mó của thị trường…”- TS Hùng phát biểu.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW cho biết, ông cảm nhận rằng Nhà nước cũng chưa thật theo cơ chế thị trường, đôi khi can thiệp theo hướng phản thị trường mà chương trình bình ổn giá là một ví dụ. TS Cung cho rằng, cần phải thiết lập một thể chế thị trường để thị trường vận hành, sau đó mới tính đến việc can thiệp của Nhà nước vào những chỗ nào. Theo ông, có 2 yếu tố vi mô mà thể chế KTTT cần đặc biệt quan tâm là sở hữu và cạnh tranh công bằng, bình đẳng. 
“Chúng ta đã cởi mở trong việc gia nhập thị trường. Song việc bảo đảm cho thị trường vận hành và cạnh tranh công bằng chưa được hoàn thiện. Có những tài sản chúng ta vẫn giữ vai trò Nhà nước là chủ đạo mà chưa dứt khoát trong việc chuyển đổi sở hữu. Gọi là thị trường, song lại nằm ở vai trò của Nhà nước. Đây là việc Nhà nước cần làm…”- TS Cung phát biểu.
Mặc dù thuận lợi là cảm nhận của người dân và hướng đi của Chính phủ cùng một hướng, song TS Vũ Tiến Lộc cũng tỏ ra sốt ruột khi thách thức là phải bắt kịp và vượt lên với các nước trong khu vực. Chủ tịch VCCI cho rằng cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa, cải cách phải từ trên xuống, nâng cao năng lực Chính phủ, cải cách thủ tục hành chính ở sân chơi cao hơn, sân chơi toàn cầu… 

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao

(PLVN) - Ngày 22/11 tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác và tổ chức hội thảo ”kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng thị trường” với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam. Dự và chứng kiến lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ông Ito Naoki.

Đọc thêm

Thách thức bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ các hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Hữu Tuấn)
(PLVN) -  Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế biển của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhưng trong quá trình phát triển, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức, trong đó có vấn đề môi trường và suy thoái hệ sinh thái ven biển.

Hiệu quả chính sách phát triển kinh tế số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.

Hơn 730 dự án đang hoạt động tại các KCN - KCX Hà Nội

Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long, có địa chỉ tại lô J1-J2 (khu công nghiệp Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh,TP. Hà Nội)
(PLVN) - Nhiều năm qua, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp của Hà Nội luôn tạo giá trị bình quân trên 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và cả nước.

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.