Thị trường vàng: Những nhân tố đáng ngại

Hàng loạt các giải pháp nhằm quản lý thị trường vàng được NHNN đưa ra hoặc dự kiến đưa ra trong thời gian gần đây. Tuy nhiên có vẻ như các giải pháp mà NHNN đưa ra mới chỉ nhìn vào hiện tượng nên khó có thể giải quyết triệt để vấn đề...

Từ đầu tháng 11 năm ngoái, xu hướng chính của vàng là tăng giá, về cuối tháng thì bắt đầu giảm dần nhưng vẫn trên 44 triệu đồng/lượng, và tăng trở lại trên mức 45,1 triệu đồng/lượng trong vài ngày qua.

Sự bất ổn và tiềm ẩn rủi ro của vàng luôn là sự hấp dẫn đầy thách thức.

Thị trường vàng: Những nhân tố đáng ngại ảnh 1
 

Ngóng chính sách huy động vàng

Hàng loạt các giải pháp nhằm quản lý thị trường vàng được NHNN đưa ra hoặc dự kiến đưa ra trong thời gian gần đây. Tuy nhiên có vẻ như các giải pháp mà NHNN đưa ra mới chỉ nhìn vào hiện tượng nên khó có thể giải quyết triệt để vấn đề.

Thị trường vàng đang có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là dự thảo quản lý kinh doanh vàng gây lo ngại thì người dân và nhà đầu tư càng hoang mang hơn, vì sợ sắp tới có hiện tượng độc quyền về thương hiệu vàng và giá vàng qua sự quản lý của NHNN với trung gian của nhóm 7+1 (7 ngân hàng "lớn" và SJC). Trên thị trường hiện nay giá vàng của các thương hiệu vàng trong nước không có sự đồng nhất nhưng xu hướng chung là giá thấp dần tiệm cận giá thế giới (xem dưới đây).

Kể từ sau khi tin NHNN công bố dự thảo Nghị định quản lý kinh doanh vàng trình Chính phủ từ tháng 11/2011 đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường vàng.

Chênh lệch giá vàng miếng của hầu hết các thương hiệu vàng trong nước so với giá vàng trên thế giới từ vài triệu đồng/lượng nay đã giảm xuống rất thấp chỉ còn khoảng 100,000-150,000 đồng/lượng.

Tuy nhiên, giá vàng của SJC vẫn có mức chênh lệch khá lớn. Những thương hiệu được xem là sẽ bị loại khỏi cuộc chơi như Rồng Thăng Long, AAA... đã phải hạ giá mua và cả giá bán. Trong khi đó, với tâm lý lo sợ mất giá số vàng đang nắm giữ, người dân cũng đổ xô đi bán vàng miếng của những thương hiệu khác SJC.

Mặc dù sang ngày 22.11.2011, NHNN đã trấn an bằng việc tuyên bố vàng miếng của tất cả thương hiệu được NHNN cấp phép trong nhiều năm qua vẫn được lưu thông bình thường, nhưng trên thị trường người dân vẫn bán tống bán tháo các thương hiệu vàng khác và ồ ạt mua vàng SJC khi giá vàng thế giới giảm nhanh.

Tình hình hiện nay gây khó khăn và tâm lý bất ổn cho cả doanh nghiệp và một khối lớn dân cư giữ vàng:

Trước mắt, khi giá vàng các thương hiệu khác ngoài SJC giảm mạnh, người dân sẽ là người chịu thiệt nhiều nhất, còn khó khăn sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực về vốn và giải quyết việc làm cho những lao động tham gia sản xuất vàng miếng.

Điều đáng lo ngại nhất là nếu giá vàng miếng của các thương hiệu khác tiếp tục giảm mạnh, thì không loại trừ khả năng những kẻ buôn lậu nhân cơ hội này gom vàng miếng của các thương hiệu khác ngoài SJC để xuất khẩu lậu ra nước ngoài.

NHNN đã thành công đáng kể khi đem dần được giá vàng trong nước về sát giá quốc tế. Nhưng chuyện quan trọng nhất và có vẻ ít được bàn đến trong kế hoạch huy động vàng sắp tới của cả hệ thống NH với "nhạc trưởng" là NHNN để đổi sang tiền đồng và sau cùng biến thành vốn tín dụng ĐVN khả dụng cho cả nền kinh tế--"sáng kiến chủ đạo" của NHNN bây giờ, là ai sẽ chịu trách nhiệm trả lại vàng cho dân chúng nếu giá vàng thế giới tăng vọt từ mức hiện tại 1,780$/ounce lên trên 2,000$/ounce như theo các dự báo bàn đến trên đây?

Phải chăng, có thể ngầm hiểu là trong "tính toán" huy động "khối vàng chết" trong dân cư (500-1,000 tấn, tùy theo các nguồn dự đoán khác nhau) như trên, hệ thống NH xứ ta đang đoán giá vàng thế giới sẽ xuống trong tương lai? Có cần thiết phải dựa vào một dự báo thiếu chắc chắn kèm theo một rủi ro phá sản rất lớn cho toàn hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng của cả nước nếu đoán sai giá vàng-vốn là điều rất khó khăn?

Nhân tố không thể bỏ qua

Lãi suất huy động vàng đã tăng nhanh trở lại, khởi đầu từ sự kiện Ngân hàng Nhà nước mở lại hoạt động vàng tài khoản cho một số ngân hàng thương mại.

Tại Tín Nghĩa Ngân Hàng, biểu lãi suất huy động vàng áp dụng từ ngày 15/11/2011 ghi nhận mức cao nhất tại các kỳ hạn 3 - 9 tháng với 3,2%/năm; các kỳ hạn 1 và 2 tháng ở mức 3%/năm. Tại một số ngân hàng khác, những mức lãi suất cao áp dụng cho chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng hiện cũng đã khá phổ biến từ 2,5% - 2,7%/năm.

Sau xu hướng tăng trong khoảng một tháng qua, lãi suất huy động vàng trong hệ thống ngân hàng vừa có đỉnh mới với 3,5%/năm. Ngoài việc được hưởng lãi suất nói trên, khi có nhu cầu đột xuất, khách hàng có thể tự do chuyển nhượng chứng chỉ dưới nhiều hình thức như mua, bán, cho, tặng, trao đổi, thừa kế...

Trong khi lãi suất huy động USD bị chốt trần, lãi suất huy động một số ngoại tệ khác đang có xu hướng tăng, có kỳ hạn lên tới 4% mỗi năm.

Thông thường, lãi suất ở những ngoại tệ khác USD tại nhiều ngân hàng áp rất thấp, chỉ từ 0,1% đến 0,5% một năm, hoặc không có trong cơ cấu huy động, hay không phổ biến trong thanh toán xuất nhập khẩu như đồng USD.

Tuy nhiên, từ ngày 15/11/2011, Eximbank quyết định tăng lãi suất tiền gửi EUR và CAD lên mức khá cao. Theo đó, lãi suất huy động EUR cao nhất lên 3% một năm ở kỳ hạn 12 tháng (trước đó chỉ khoảng 1-2% mỗi năm). Mức lãi suất trên vẫn thấp hơn một số nhà băng có quy mô nhỏ. Tại NH Tín Nghĩa, lãi suất huy động EUR các kỳ hạn 12-24 tháng hiện đã ở mức 3,1-3,2% một năm. Mức cao nhất hiện nay phải kể đến Ngân hàng cổ phần Sài Gòn (SCB), lãi suất huy động EUR đã lên 4% mỗi năm cho các kỳ hạn 12-24 tháng.

Khi đưa ra quyết định tăng lãi suất trên, các NH phải tính đến những yếu tố bên trong và bên ngoài. Đó là nhu cầu trong nước, và xu hướng của chính các đồng tiền đó trên thế giới. Ngoài yếu tố cung cầu, có thể do lãi suất tiết kiệm của tiền đồng và USD bị khống chế nên các nhà băng chuyển hướng sang huy động các loại ngoại tệ khác bằng việc đẩy lãi suất lên cao.

Điều này có thể tạo ra rủi ro cho chính các ngân hàng khi biến động giá vàng và một số bất ổn khác trên thị trường vàng, ngoại hối. Trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại chưa áp dụng các biện pháp chống rủi ro biến động giá vàng hay ngoại hối một cách xuyên suốt. Đây sẽ là một yếu tố mới ngoài sự thiếu vắng quen thuộc của một hệ thống quản trị rủi ro ở nhiều ngân hàng.

Theo VEF

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.