Thị trường thép sau 2 tuần “co giật”

Chiều qua (23/3), báo giá mỗi cây thép Úc loại D22 tại thị trường Hà Nội đều tăng cao
Chiều qua (23/3), báo giá mỗi cây thép Úc loại D22 tại thị trường Hà Nội đều tăng cao
(PLO) - Sau khi Bộ Công Thương áp thuế tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu, giá hai mặt hàng này trên thị trường bán lẻ đã tăng “chóng mặt”. Mức tăng từ 2 - 2,5 triệu đồng/tấn chỉ trong vòng nửa tháng khiến thị trường thép được dự báo tiếp tục “nhảy múa” trong thời gian tới.

Nhằm “cứu” ngành sản xuất thép trong nước, ngày 22/3 Bộ Công Thương ra quyết định áp thuế tự vệ tạm thời đối với hai loại thép nhập khẩu là phôi thép (23,3%) và thép dài (14,2%). Quyết định này được áp dụng trong thời gian 200 ngày.

Điều chỉnh giá... 2 lần/ngày

Lí do Bộ Công Thương đưa ra quyết định áp thuế tự vệ tạm thời nêu trên là bởi thời gian qua, hai loại này được nhập khẩu một cách ồ ạt vào Việt Nam với số lượng lớn, giá rẻ. Điều này ảnh hưởng đến sản xuất thép trong nước, đẩy nhiều doanh nghiệp vào nguy cơ phá sản.

Theo đó, năm 2015, lượng nhập khẩu phôi thép vào Việt Nam tăng hơn ba lần so với năm 2014 (từ 590 nghìn tấn lên 1,89 triệu tấn); lượng nhập khẩu thép dài tăng gần 50% (từ 900 nghìn tấn lên 1,3 triệu tấn). Trong hai tháng đầu năm 2016, hai loại thép này tiếp tục được nhập khẩu với số lượng tăng “chóng mặt”. Riêng trong tháng 1/2016, phôi thép nhập khẩu là 339,768 tấn, tăng 231,83% so với tháng 1/2015. Số lượng nhập khẩu tăng nhưng giá lại giảm 67,6% so với cùng kỳ 2015. 

Trong khi đó, ngành sản xuất thép trong nước rơi vào tình trạng đình trệ và ì ạch. Năm 2015, lượng sản xuất phôi thép trong nước chỉ tăng hơn 1% so với năm 2014. Sản xuất thép trong nước chỉ hoạt động được bằng một nửa so với công suất thiết kế. Nhiều doanh nghiệp lao đao khi không đủ sức cạnh tranh với giá thép rẻ ngoại nhập.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tăng giá thuế nhập khẩu đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 22/3, nhưng trước đó khoảng nửa tháng (8/3), thông tin này được công bố rộng rãi. Thị trường thép tự do lập tức biến động, nhiều sản phẩm thép tăng giá, nhất là những loại thép dùng trong xây dựng.

Theo khảo sát của PLVN tại một số cửa hàng thép trên địa bàn Hà Nội vào sáng qua (23/3), chỉ trong khoảng nửa tháng nay đã tăng từ 2.000 đồng đến 2.500 đồng/cây thép (tương đương tăng 2 - 2,5 triệu/tấn). Nhân viên Công ty CP Thương mại và Xây dựng Lan Sơn (177 đường La Thành, Hà Nội) cho biết, giá thép trong hai tuần qua liên tục tăng. Có ngày cửa hàng phải điều chỉnh tăng giá hai lần.

Theo số liệu báo giá ngày 23/3 của công ty này, thép Việt – Úc loại D6-8 có giá 12.700 nghìn đồng/cây, D10 là 83.000 đồng/cây, D22 là 442.000 đồng/cây… “Hai, ba hôm nay giá đã chững lại. Tuy nhiên, so với cách đây nửa tháng, mỗi cây thép đã tăng từ 2 nghìn đến hơn 2 nghìn đồng”, nhân viên cửa hàng này nói.

Hoãn xây nhà, đợi thép “hạ”

Trước biến động nhạy cảm của thị trường thép, đại diện Bộ Công Thương cho biết, sau khi ra quyết định áp thuế tạm thời, giá thép trong nước và nhập khẩu đều tăng. Dự báo trong thời gian tới, giá phôi thép và thép dài tiếp tục tăng ở mức độ nhất định. Điều này đảm bảo lợi nhuận hợp lí của ngành sản xuất thép trong nước. Bộ Công Thương cũng cho rằng, lí do thép tăng giá trong thời gian qua còn do giá phôi thép trên thị trường thế giới tăng nên thép trong nước tăng theo.

Một số doanh nghiệp lớn trong nước, trong đó có Tập đoàn Hòa Phát (chiếm khoảng 25% thị phần thép Việt Nam) cam kết không tăng giá bán, đồng thời khẳng định các nhà máy vẫn hoạt động sản xuất bình thường, không sợ khan hàng, đảm bảo cung cấp đủ cho thị trường trong nước cả năm. Trong khi đó, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) phát đi công văn yêu cầu các doanh nghiệp thép đẩy mạnh sản xuất phôi thép và thép dài đảm bảo đúng chất lượng, giá cạnh tranh.

Chiều qua (23/3), trao đổi với PLVN, bà Hà Thị Kim Dung – Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho biết: “Trong 2 tháng gần đây, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc qua Đồng Đăng không có nhiều biến động; giá cả nhập khẩu thì có tăng nhưng cũng không đáng kể”.

Việc thị trường tự do tăng giá phôi thép và thép dài tác động mạnh đến hoạt động xây dựng. Một nhân viên cửa hàng thép ở Hà Nội cho biết, nhiều người đến đặt mua thép về làm nhà. Tuy nhiên, khi biết giá thép đang tăng, nhiều người đã tạm dừng lại việc xây nhà, chờ thêm một thời gian. “Họ bảo đợi thép giảm giá như trước rồi mới tiến hành xây dựng”, lời của nhân viên này.

Các doanh nghiệp bất động sản có lẽ là đối tượng chịu tác động lớn hơn cả. Theo tính toán, thép và xi măng chiếm gần 30% giá thành xây dựng. Khi giá thép tăng bất thường, giá bán bất động sản sẽ phải kéo theo để đảm bảo lợi nhuận. Khi đó, người chịu thiệt chính là người dân. Còn doanh nghiệp bất động sản có thể vỡ kế hoạch kinh doanh, khó bán sản phẩm do tăng giá, gây thất thu, thua lỗ.  

Thành viên VSA cam kết giá bán 10,4 triệu đồng/tấn

VSA đã khuyến cáo các thành viên trong Hiệp hội bình ổn giá bán, tăng cường sản xuất bảo đảm nhu cầu thép. Các đơn vị sản xuất thép cam kết giá thép từ nhà máy xuất ra khoảng 10,4-10,6 triệu đồng/tấn.

Tuy nhiên, nhiều đại lý bán lẻ ngoài thị trường tự ý nâng giá bán khiến người tiêu dùng bị thiệt hại. Theo đánh giá, hiện tượng này sẽ không kéo dài do nguồn cung trong nước đủ đáp ứng thị trường cao.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...