Thí sinh ĐH bất ngờ và hứng thú với đề Văn


"Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn nên lập nên thành tựu" - câu hỏi 3 điểm trong đề thi đại học khối C đã khiến nhiều thí sinh hào hứng chia sẻ suy nghĩ.

Kết thúc môn thi Văn, hầu hết các thí sinh đều phấn khởi cho biết đề thi dễ. Hoàng Minh Trọng (quê Hà Nam) vui vẻ khoe "trúng tủ" và làm một mạch ba câu hỏi khi vừa hết 2/3 giờ thi. "Em thấy tự tin với phần bài làm và dự tính có thể được 7 điểm", nam sinh thi khoa Báo in của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết.

Trọng chia sẻ, ôn rất kỹ các nội dung trong câu hỏi, đặc biệt là câu về tác phẩm Rừng xà nu. Trong phòng thi, theo Trọng, hầu hết thí sinh đều thoải mái với đề thi nhưng cũng có một vài bạn không làm được và gục đầu xuống bàn ngủ.

Còn thí sinh tên Sơn rất thích câu 2 nghị luận xã hội với đề bài viết về "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn nên lập nên thành tựu". Theo Sơn, câu hỏi giúp thí sinh thể hiện ý kiến cũng như sự hiểu biết của mình. Nếu như câu 1 và câu 3 có trong chương trình học thì câu 2 buộc thí sinh phải vận dụng sự hiểu biết để trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

ts

Thí sinh sau giờ thi.

Cùng tâm trạng với Trọng, nữ sinh đến từ Lào Cai Vũ Phương Thủy tâm sự, cô ưng ý nhất phần bài làm câu 1 và câu 3. Thí sinh này đánh giá, câu hỏi về tác phẩm Rừng xà nu hay và dễ làm. Hoàn thành ba câu hỏi trong ba tờ giấy thi, Thủy tự tin chuẩn bị tinh thần cho môn thi Lịch sử chiều nay.
 

Trong buổi thi đầu tiên của đợt 2 kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ, sáng nay, 9/7, cả nước có 65 thí sinh vi phạm quy chế thi bị xử lý kỷ luật, 1 cán bộ bị đình chỉ công tác coi thi.

Đánh giá sau khi kết thúc buổi thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhận định buổi thi đầu tiên đã diễn ra an toàn, trật tự. Đề thi được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu, không có sai sót.

Ông Ga cũng cho biết trong buổi sáng, số thí sinh dự thi là 603.056 em/765.630 thí sinh đăng ký dự thi, đạt tỉ lệ 80,76%.  Quy chế thi tuyển sinh được duy trì nghiêm túc tại các Hội đồng thi, không khí trường thi trật tự, an toàn.
 
Trong buổi thi, có 65 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách 3, đình chỉ thi 59 và không được dự thi do đến muộn 3); có 1 cán bộ bị xử lý kỷ luật đình chỉ làm công tác thi.

Theo Người lao động

Không hoàn thành hết câu hỏi thi nhưng Võ Văn Tân (quê Bắc Ninh) vẫn vui vẻ vì "đề tương đối dễ làm". Bỏ một câu vì ôn không trúng tủ, Tân tâm sự, thi đại học năm nay để "mở rộng tầm mắt".

Trong khi đó, tại ĐH Hà Nội, 9h30 đã có vài thí sinh rời khỏi phòng thi và còn 10 phút trước khi hết giờ, rất đông thi sinh đã ra về. Vương Quốc Khánh (THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) ra khỏi phòng thi khi mới hết 2/3 thời gian cho biết, đề thi dễ, đặc biệt là chương trình chuẩn. "Em làm khá tốt và khi xong là rời khỏi phòng thi ngay. Đề thi dễ hơn năm ngoái và câu 2 rất hay", Khánh nói.

Nguyễn Thị Hồng Trang (THPT Hưng Yên, Hưng Yên) thì thích thú với câu nghị luận xã hội về việc ngưỡng mộ thần tượng. Theo Trang, câu hỏi đã đưa được vấn đề nóng của giới trẻ hiện nay và cô khá "phiêu" khi viết câu này.

Tại TP HCM, thí sinh cũng thích thú với đề thi Văn khối D. Theo Kim Ngân (Bình Thạnh) thi vào ĐH Sư phạm TP HCM, đề Văn vừa sức, kiến thức tập trung ở lớp 12, 11. Câu hỏi về Vợ chồng A Phủ chỉ cần nắm kỹ nội dung tác phẩm là làm được. Còn câu nghị luận xã hội "ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng lại là thảm kịch" Ngân làm khá tốt vì cô có người bạn rất thân rơi vào tình trạng này.

"Bạn em đeo vòng, đi giày giống thần tượng, mặc áo có hình thần tượng và bỏ nhiều tiền để mua những đồ mà thần tượng có. Đây là ví dụ điển hình để em đưa vào bài làm. Hơn nữa, báo chí cũng viết nhiều về vấn đề này nên em chỉ cần liên hệ thực tế là có thể làm được", Ngân nói.

Phần lựa chọn, theo Ngân, câu hỏi nâng cao dễ hơn câu hỏi cơ bản. Phần cơ bản yêu cầu viết lên suy nghĩ về hai hình ảnh trong tác phẩm Chí PhèoVợ nhặt, còn ở chương trình nâng cao yêu cầu phân tích tác phẩm Tràng giang.

Tại điểm thi ĐH Sư phạm TP HCM, hết 2/3 thời gian, nhiều thí sinh đã ra khỏi phòng thi.

Theo VnExpress

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.