Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Tham gia buổi làm việc có các Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. Cùng dự còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương. Về phía Quảng Trị có Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Quyết tâm trở thành Trung tâm năng lượng miền Trung

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang cho biết, trong gần một nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực phấn đấu trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Phát huy những kết quả đạt được từ các nhiệm kỳ trước, với tầm nhìn chiến lược, tư duy đổi mới, khát vọng phát triển, quyết tâm tạo đột phá, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội, biến bất lợi thành lợi thế, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm phấn đấu đến năm 2025, Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao và năm 2030 thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước.

Tỉnh đã tập trung làm tốt công tác chính trị tư tưởng, thực hành dân chủ trong Đảng gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đảng bộ tỉnh có nhiều giải pháp sáng tạo và đổi mới trong triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định của Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; học tập, cập nhật kiến thức mới.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác dân vận của lực lượng vũ trang và công tác hội quần chúng; thực hiện Luật Dân chủ cơ sở, công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án động lực, trọng điểm phát triển kinh tế -xã hội.

Công tác quốc phòng, quân sự địa phương, biên phòng, công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Ban Thường vụ Tỉnh ủy kịp thời ban hành các chỉ thị về lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng - an ninh hàng năm để chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về công tác quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Về kinh tế, ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh, từ kết quả thực hiện trong gần 4 năm qua, dự báo tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức 11/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và 4/15 chỉ tiêu tiệm cận với mục tiêu đề ra. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 6,79%, dự báo cuối nhiệm kỳ đạt 7%, tiệm cận mục tiêu đề ra (7,5-8%); cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực phi nông nghiệp năm 2023 đạt 80,98%, dự báo đến năm 2025 là 82,2%, tiệm cận mục tiêu đề ra (85%).

Quảng Trị cũng tập trung đổi mới và đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo dựng tiền đề để phát triển nhanh và bền vững.

Mặt khác, với vị trí địa lý nằm ở trung điểm, tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; nằm trên các điểm giao thông huyết mạch về đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, giao cắt giữa trục Nam - Bắc và Đông - Tây thuận lợi cho giao lưu 2 miền Bắc - Nam và là điểm đầu của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, tuyến đường xuyên Á gần nhất và thuận tiện nhất nối Việt Nam với các nước ASEAN, Quảng Trị có điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, trở thành trung tâm logistics của khu vực miền Trung, cầu nối quan trọng trong chiến lược liên vùng nội địa và quốc tế.

Tại buổi làm việc, tỉnh kiến nghị, đề xuất với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các ban, bộ, ngành Trung ương quan tâm tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, cụ thể hóa để các Đảng bộ địa phương, trong đó có Quảng Trị thực hiện tốt việc xây dựng Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng trong tình hình mới. Đồng thời triển khai việc chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp theo tinh thần và nội dung Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị; quan tâm hỗ trợ tỉnh Quảng Trị trong đào tạo cán bộ, nhất là việc xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn…

Tỉnh Quảng Trị cũng mong muốn Bộ Chính trị, các ban, bộ, ngành Trung ương hỗ trợ và tạo điều kiện thực hiện một số dự án năng lượng tái tạo, để đáp ứng hiệu quả kinh tế triển khai dự án, góp phần vừa đảm bảo năng lượng, vừa bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia; đồng thời mong muốn được hỗ trợ trong việc triển khai một số dự án hạ tầng giao thông trọng yếu, trong đó có Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn, Quốc lộ 15D đoạn từ cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài khoảng 34km để nối thông toàn tuyến Quốc lộ 15D từ cảng biển Mỹ Thủy đến Cửa khẩu quốc tế La Lay...

Ngoài ra, Quảng Trị cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ một phần nguồn lực để có điều kiện xây dựng Bảo tàng Quốc gia “Ký ức chiến tranh”, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, phục vụ phát triển du lịch; kiến nghị xem xét, giải quyết một số trường hợp tồn đọng về chế độ thương binh, liệt sĩ, giải quyết khó khăn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và một số vấn đề xã hội quan trọng khác...

Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã phân tích làm rõ tiềm năng, thế mạnh, kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra mặt còn tồn tại, hạn chế làm cản trở sự phát triển của tỉnh, cũng như gợi ý một số giải pháp cụ thể, qua đó giúp tỉnh giải quyết dứt điểm những vướng mắc còn tồn đọng.

Phát huy truyền thống, tạo bứt phá mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Phát biểu tại cuộc làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng về thăm và việc với tỉnh; nhấn mạnh Quảng Trị là vùng đất lịch sử hào hùng, giàu truyền thống cách mạng, với những con người bất khuất, kiên trung, luôn có ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Quảng Trị có vị trí địa kinh tế, chính trị, quân sự đặc biệt quan trọng, là điểm tựa lịch sử của cuộc trường chinh giữ nước của dân tộc Việt Nam và là quê hương của nhiều anh hùng, hào kiệt, danh nhân văn hóa, chiến sỹ cách mạng kiệt xuất.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao những thành quả kinh tế - xã hội mà Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và người dân tỉnh Quảng Trị đã đạt được trong thời gian qua. Đảng bộ, chính quyền tỉnh và nhân dân tỉnh đã đoàn kết, thống nhất, tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, kết luận, chỉ thị, các chương trình hành động, kế hoạch triển khai.

Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ trung bình của cả nước, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Nền công nghiệp, dịch vụ, du lịch đã có bước đột phá, đã có một số khu kinh tế, khu công nghiệp, và hàng chục cụm công nghiệp, làng nghề, và ngành công nghiệp năng lượng giàu tiềm năng, nhất là năng lượng tái tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng chỉ rõ tiềm năng, lợi thế của Quảng Trị, đặc biệt là thuận lợi về giao thông, kết nối Bắc- Nam, kết nối Đông-Tây; địa phương có tiềm năng phát triển năng lượng, nhất là năng lượng sạch; đất đai thuận lợi cho đầu tư phát triển công nghiệp.

Dù đạt nhiều kết quả tích cực nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đánh giá quá trình phát triển, tỉnh Quảng Trị còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do nằm trong vùng đất khó khăn, đồi núi nhiều, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, hạn hán thường xuyên; chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Quy mô kinh tế Quảng Trị còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp, đại đa số doanh nghiệp siêu nhỏ; thu hút FDI còn hạn chế; thu nhập bình quân đầu người của tỉnh ở mức thấp so với mức bình quân cả nước; công tác quản lý quy hoạch, tài nguyên khoáng sản, môi trường còn một số hạn chế; tình hình an ninh trật tự có nơi, có lúc chưa được đảm bảo.

Trước tình hình đó, để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Quảng Trị tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tỉnh chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp đủ phẩm chất, năng lực, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, có khát vọng vươn lên vì sự phát triển của tỉnh, chuẩn bị cho nhiệm kỳ tới. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trọng tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện Nghị quyết của cấp ủy các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng gắn với tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao chất lượng công tác dân vận; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, tăng cường đoàn kết trong Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, sự đồng thuận cao trong xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng Quảng Trị cần chú trọng đầu tư xứng đáng cho giáo dục và y tế, nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng, phát triển văn hóa, thể thao, phát triển con người toàn diện để đủ tâm, đủ tài, đủ trí và đủ lực gánh vác sứ mệnh phát triển trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Mặt khác, tỉnh cần coi giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, dành nhiều tâm trí và nguồn lực chăm lo đời sống của người có công với cách mạng, công tác “đền ơn đáp nghĩa”; cần lồng ghép mục tiêu giảm nghèo bền vững vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết đại diện các ban, bộ, ngành cũng đã có ý kiến trao đổi, đa số đồng tình ủng hộ song có những việc đã và đang làm, có những việc trong quá trình nghiên cứu, đề xuất phải có sự cân đối nguồn lực chung của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giao Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp các đề xuất, kiến nghị gửi các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Trị giữ vững và phát huy tinh thần đoàn kết, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, ý chí kiên cường, chủ động, sáng tạo cùng với thời cơ, vận hội mới, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, vượt qua thách thức, tạo bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Chiều cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác đã gặp mặt, tặng quà động viên Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, gia đình chính sách tiêu biểu.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của giải ngân vốn đầu tư công. (Ảnh: VGP).

Giải ngân vốn đầu tư công của 5 tỉnh Đông Nam Bộ: Bám sát các giải pháp để triển khai tốt hơn

(PLVN) -  Hôm qua (17/10), tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 của Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã làm việc với các tỉnh, TP vùng Đông Nam Bộ là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Gắn phong trào thi đua 'Dân vận khéo' với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Lộc)
(PLVN) - Hôm qua (15/10), tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Đảng ủy Khối) đã tổ chức Tọa đàm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Khối. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2024).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tại Khu di tích đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.

(PLVN) -  Ngày 15/10, nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã tới đặt vòng hoa và dâng hương tại Khu di tích đặc biệt Thành cổ Quảng Trị; Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn; Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9.