Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, ngay sau Kỳ họp thứ 7, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, tích cực chuẩn bị, theo quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tinh thần chung kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần của Hội nghị Trung ương 10 và chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt.

Tại cuộc họp sáng qua (15/10), do Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội phải lấy chất lượng làm chính, khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và có “tuổi thọ” cao. Đây là yêu cầu rất khó, nhưng phải vượt qua. Bởi có thế mới khắc phục được rốt ráo các “điểm nghẽn”.

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng 2020, đã xác định yêu cầu của hệ thống pháp luật phải đạt được là “đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”. Tuy nhiên, công tác lập pháp có lúc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Sau đó, Trung ương khóa XIII có Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 đặt ra nhiều yêu cầu mới về hình thức và nội dung.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tinh thần là những việc gì chưa rõ, chưa thống nhất, còn có ý kiến khác nhau, thì cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra phải tiếp tục ngồi với nhau... đi đến thống nhất phương án. Khối lượng công việc nặng nề, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết đã phân công, đôn đốc với tinh thần 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.

Nghị quyết 27-NQ/TW đã bổ sung yêu cầu về “dân chủ, công bằng, nhân đạo” của hệ thống pháp luật. Có thể thấy, “dân chủ, công bằng, nhân đạo” là những giá trị mang tính cốt lõi trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Các quy định của pháp luật muốn đi vào đời sống và điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội thì trước tiên phải thực sự “dân chủ”, tức là phù hợp với lợi ích của Nhân dân. “Công bằng” vừa là mục đích hướng tới, vừa là chuẩn mực để đánh giá hệ thống pháp luật. “Nhân đạo” là đạo đức, sự yêu thương, quý trọng, bảo vệ con người; thể hiện rõ bản chất ưu việt của chế độ XHCN.

Trong các công tác, thì công tác lập pháp vừa khó, vừa luôn đặt ra nhiều yêu cầu mới, khối lượng công việc rất lớn; nhưng đây cũng là công tác rất thú vị, vô cùng hữu ích. Do vậy cũng như cuộc sống luôn vận động phát triển, thì cách làm cũng phải liên tục đổi mới; sự hứng thú, cố gắng và ý chí nhiệt huyết ngày càng phải nâng cao. Với tinh thần như vậy, nhất định hệ thống pháp luật sẽ ngày càng đầy đủ, đáp ứng cả về các tiêu chí hình thức và nội dung.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...