Theo dấu tích binh đoàn “ngựa sắt“

(PLO) -"Đoàn xe thồ đi vào một buổi sáng sớm tinh mơ cuối tháng 12 Dương lịch năm 1953. Trời chưa rét lắm, bà con thị trấn ra tiễn đưa rất đông vui. Khí thế hào hùng, tuổi trẻ hăng say, sẵn sàng hy sinh tất cả cho ngày mai, tất cả cho mặt trận".
Đó là những hồi ức của nhà báo Đào Phương về đoàn xe thồ của ông ngày xuất phát từ thị trấn Thanh Hoá (nay là TP.Thanh Hoá) tiến về phía Điện Biên Phủ. Chính điều này đã thôi thúc những thế hệ trẻ như chúng tôi lên đường tìm gặp những “anh thồ, chị gánh”, tìm lại lịch sử hào hùng của dân tộc trên những cũng đường tải lương huyền thoại năm xưa

Binh đoàn “ngựa sắt” ngày ấy
Phải mất một khoảng thời gian khá dài, chúng tôi mới tìm được một cựu dân công tại TP.Thanh Hoá, đó là ông Trần Khôi (88 tuổi, phố Ngô Văn Sở, phường Ba Đình, TP.Thanh Hoá). Ông Khôi từng là Chính trị viên Đại đội C101 - Đại đội xe đạp thồ của thị trấn Thanh Hoá. 
Trong căn nhà nhỏ treo đầy những kỷ vật của thời trai trẻ cống hiến cho quê hương, ông Khôi cho chúng tôi xem những tấm ảnh đen trắng đã phai màu thời gian rồi trầm ngâm nhớ lại: “Trên đà thắng lợi của đợt đầu chiến dịch Thu Đông năm 1953, tháng 12/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch. 
Một đoạn đường thuộc địa phận xã Mường Lý, huyện Mường Lát mà các dân công hỏa tuyến năm xưa khi tải lương lên Điện Biên Phủ đã đi qua
 Một đoạn đường thuộc địa phận xã Mường Lý, huyện Mường Lát mà các dân công hỏa tuyến năm xưa khi tải lương lên Điện Biên Phủ đã đi qua
Tôi còn nhớ mãi cái ngày làm Lễ xuất quân tại phố Bôn, thuộc xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Bà con ra đưa tiễn đông lắm. Ban đầu đại đội của tôi mỗi người chỉ “đi” có 50kg nhưng về sau do tính cấp thiết của kháng chiến, anh em nâng lên 70kg, rồi 1tạ, tạ hai rồi tạ ba và cao nhất là 1tạ 7. Vì trọng tải nặng nên cách xếp gạo hồi đó dựa vào thiết kế của xe, trong đoàn chủ yếu là xe đạp nam (xe dành cho nam giới) nên cho một bao lên ghi đông xe, một bao luồn xuống khung xe.
Trong chặng đường tải lương đó có những đoạn hiểm trở bên vực sâu, bên vách núi. Những con đường mòn vừa mở, đất chưa phẳng, đá tai mèo nhô lên như những ngọn chông khiến đôi chân của anh em dân công bị xé chảy máu. Nhưng khó khăn không làm anh em dân công lung lay ý chí hướng về Điện Biên Phủ, chúng tôi vẫn giữ vững tay thồ.
Ngã ba Cò Nòi địch xả bom liên tục nhằm cắt đứt viện trợ của ta. Vì thế, để tránh máy bay ném bom, những đoàn xe thồ của ta chủ yếu đi trong đêm, còn ban ngày chui vào rừng sâu ngủ. Bởi máy bay địch hồi đó còn hạn chế không thể bay trong đêm, nên cứ chập choạng tối thì dân công thắp đèn để đi. 
Khi xuống dốc, cái đơn vị tổ “tam tam” mới bắt đầu phát huy tác dụng, một anh kéo gác-ba-ga, một anh thì kéo ghi-đông và một anh ghì chặt vào cọc thồ vừa ngả người về phía sau để kéo xe chạy chậm lại. Nhưng khi trời mưa dùng phanh không ăn thua, phải nhét cả đôi dép vào kẽ xe để hãm xe phi nhanh xuống dốc. 
Còn lúc lên dốc thì một người lại đẩy từ sau, một người bắt bánh kéo lên và một anh ghì vai vào cọc thồ vừa để đẩy, vừa để giữ thăng bằng cho xe. Vậy nên, đôi bàn tay của mọi người đều phồng rộp, còn đôi chân trần đau nhức vì đá tai mèo sắc nhọn. 
Gùi lên Điện Biên Phủ
Từ TP.Thanh Hoá, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình đi tìm con đường tiếp vận lên Điện Biên Phủ. Theo ông Nguyễn Đức Nghi (Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên, TP.Thanh Hoá), nguyên Phó Chủ tịch Hội Thanh niên xung phong (TNXP) cho biết: “Để tải lương lên Điện Biên Phủ, dân công và TNXP phải đi theo hai con đường chính. Đường thứ nhất từ Vĩnh Lộc lên Cẩm Thủy, đi Cành Nàng, qua cầu La Hán, đi chòm Tôn, Eo Mân rồi sang Phú Lệ... 
Đường thứ hai đi theo đường 15A từ Lang Chánh qua Đồng Tâm, đi Na Sài, Hồi Xuân, qua dốc Mướp, hang Đóc rồi sang Phú Lệ. Ngoài ra còn một đường theo quốc lộ 6, qua Hòa Bình, lên Sơn La rồi sang Điện Biên Phủ”.
Rời TP.Thanh Hóa, chúng tôi đi qua các huyện miền núi Thanh Hóa như Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thạch Thành, Cầm Thủy và cho tới thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) chúng tôi vẫn chưa thể tìm được những nhân chứng lịch sử về binh đoàn “ngựa sắt”.
Tiếp tục rong ruổi trên con đường tải lương năm xưa, hai bên đường phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Dòng sông Mã nơi thượng nguồn vẫn giữ dáng vẻ oai hùng như ý thơ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. 
Tới thị trấn Quan Hoá, chúng tôi mừng khôn xiết khi tìm, gặp được cụ Hà Thị Dóm (khu 6 Na Sài, thị trấn Quan Hoá). Trong ngôi nhà nhỏ, năm nay cụ Dóm đã 103 tuổi – cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng khi chúng tôi vừa nhắc đến Điện Biên Phủ, gương mặt cụ Dóm như rạng ngời: “Điện Biên Phủ thắng lợi! Giặc Pháp thua mình rồi mà! Hồi ấy nhiều đoàn xe thồ dưới xuôi đi qua đây. Xe chở các bì gạo to tướng, từng xe nối đuôi nhau dài đến nỗi không biết đâu là đầu, đâu là cuối.
Ngày đó, bà cũng làm dân công tải gạo nhưng không đi bằng xe thồ mà bà dùng cái bế (gùi) đưa gạo lên Điện Biên Phủ cho bộ đội đó. Cái bế của mẹ Nhà nước xin về để ở Bảo tàng Quân đội ở Hà Nội rồi”. 
Dứt lời, cụ Dóm bảo người con trai út đã 70 tuổi xuống bếp lấy cái gùi cho chúng tôi xem. Rồi cụ nói tiếp: “Cái bế này giống cái bế ngày xưa của bà! Hồi đó, bà cõng bế đầy ắp gạo đi lên Co Lương rồi sang Suối Rút, vượt Cò Nòi sang Sơn La rồi lên Điện Biên Phủ. Nhưng chỉ đi ban đêm thôi, ban ngày giặc Pháp thả bom càn quét dữ dội lắm”. 
Rời Quan Hóa, chúng tôi tiếp tục lên đường tìm lại binh đoàn “ngựa sắt” nhưng trong lòng không khỏi băn khoăn: nguồn sức mạnh nào đã tiếp cho một người phụ nữ bé nhỏ như cụ Dóm có thể gùi 50kg gạo băng qua núi rừng đến với Điện Biên Phủ? Có lẽ chỉ có lòng yêu nước nồng nàn, yêu giống nòi khiến họ trở nên kiên cường, bất khuất như vậy.
Khúc ca bi tráng
Từ thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, men theo con đường 15A quanh co, chúng tôi dừng chân tại hang Co Phương (còn có tên là Co Phường, người dân tộc Thái gọi là hang Cây Khế) thuộc bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 
Trong chiến tranh, đây là căn cứ và là điểm trung chuyển lương thực, vũ khí của quân ta lên Thượng Lào và Tây Bắc phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Để chặn tuyến đường huyết mạch này, quân Pháp tìm đủ mọi cách chia cắt nên ra sức bắn phá.
Ông Hà Văn Nhâm (85 tuổi, bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hoá) là nhân chứng lịch sử còn xót lại cho biết: “Tháng 4 năm 1954, ba chiếc máy bay của giặc quần đảo trên bầu trời xã Phú Lệ, ném bom đánh sập cầu Suối Pưng. Sau những tiếng nổ rung trời, đất đá bắn tung tóe, hang Co Phường bị sập, những dân công đang trú bom trong đó đều hy sinh”.
Thắp nén nhang tưởng nhớ đến các dân công anh hùng, chúng tôi lại tiếp tục chặng đường tìm lại con đường tải lương năm xưa. Con đường quanh co bên hông núi ngày nào nối ngã ba Vạn Mai đến thị trấn Co Lương, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã được mở rộng hơn, rải nhựa đen mượt. Nhưng quãng đường từ Trung Sơn đi Mường Lý mới thực sự gian nan, thử thách. 
Do chưa quen với địa hình, chúng tôi phải xuống xe đẩy qua những cung đường nguy hiểm. Đi 6 - 7km, thi thoảng mới thấy một vài nóc nhà sàn nằm cheo leo bên hông đồi. Những bụi cây cộng sản cùng lau lách vươn mình tạo nên vẻ hoang sơ, chỉ có tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách của các con suối. Nghĩ đến hình ảnh những dân công hoả tuyến đi trong màn đêm, chúng tôi lại tưởng tượng đến những câu chuyện “cọp trêu người” trong thơ Tây Tiến. 

Không thể đi hết con đường tải lương huyền thoại đến tận Điện Biên Phủ, chúng tôi trở về xuôi nhưng mang theo nỗi buồn man mác, nhớ cả những nếp nhà sàn xinh xắn giữa thiên nhiên bao la và dòng sông Mã đang gầm khúc ca độc hành. Đâu đó văng vẳng tiếng cười, tiếng đánh vần “ê a” trong những ngôi nhà bán trú dân nuôi như báo hiệu “mầm xanh đang trỗi dậy” ven con đường tải lương huyền thoại năm xưa./.

Đọc thêm

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.