Thêm 3 người ngộ độc Botulinum do ăn giò lụa bán dạo và mắm để lâu

Thêm 3 người ngộ độc Botulinum do ăn giò lụa bán dạo và mắm để lâu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày gần đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp cùng Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM đã hội chẩn và phát hiện thêm 3 trường hợp ngộ độc botulinum. Đáng nói, thuốc BAT dùng để giải loại độc trên không còn.

Theo bác sỹ Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy, cả 3 trường hợp ngộ độc botulinum này đều là nam, cư ngụ tại TP Thủ Đức và ở 2 gia đình khác nhau. Trong đó, một gia đình có 2 anh em ruột (gồm 1 bệnh nhân 18 tuổi, 1 bệnh nhân 26 tuổi) và người còn lại là bệnh nhân 45 tuổi.

"Cả 3 bệnh nhân này đều có khởi phát là tiếp xúc với nguồn thức ăn nghi ngờ nhiễm độc vào ngày 13/5. Trong đó, hai anh em ruột thì ăn bánh mì có kèm với chả lụa của người bán dạo. Riêng bệnh nhân 45 tuổi được cho là đã ăn một loại mắm để lâu ngày", bác sỹ Hùng thông tin.

Đến ngày 14/5, cả 3 bệnh nhân này đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu choáng váng, đau bụng có biểu hiện bị tiêu chảy. Đến ngày 15/5, tình trạng tiến triển xấu hơn, các bệnh nhân bắt đầu yếu cơ, nhìn đôi, khó nuốt…

Hiện, Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị cho 2 anh em ruột. Trước đó, người em điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, còn bệnh nhân 45 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

2 bệnh nhân 18 tuổi và 45 tuổi đã phải thở máy, sức cơ chỉ có 1/5. Còn bệnh nhân 26 tuổi tình trạng sức cơ còn 3/5 - 4/5, tức có thể cử động được và hô hấp vẫn tự thở. Tuy nhiên, diễn tiến sau đó chưa thể tiên lượng được…

Đáng chú ý, thuốc BAT giải độc đặc hiệu cho ngộ độc Botulinum hiện không còn. Theo bác sỹ Lê Quốc Hùng, một trường hợp ngộ độc botulinum được sử dụng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm thì chỉ trong vòng 48 đến 72 giờ là bệnh nhân có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt, không dẫn đến tình trạng phải thở máy. Hoặc nếu bắt đầu thở máy 1-2 ngày, nghĩa là rất sớm sau khi ngộ độc, thì trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày, bệnh nhân có thể hồi phục và có thể bỏ được máy thở, tập vật lý trị liệu để trở về với cuộc sống bình thường, sức khỏe ổn định trở lại.

Tuy nhiên, nếu không có thuốc giải độc BAT thì các bác sĩ chỉ có thể điều trị hỗ trợ. Điều trị hỗ trợ chủ yếu là nuôi dưỡng và thở máy (và thở máy sẽ phải kéo dài và có nhiều biến chứng nguy hiểm), bởi vì với bệnh lý này, chất độc của botulinum làm cho tổn thương hệ thần kinh dẫn tới liệt cơ.

"Trên thế giới, các ca ngộ độc botulinum không phải hiếm. Đơn cử, theo số liệu tại Mỹ, mỗi năm nước này vẫn ghi nhận dao động từ 150 - 300 ca ngộ độc botulinum. Còn ở Việt Nam, trước đây ít có khả năng để chẩn đoán được bệnh này. Đến những năm gần đây, đặc biệt năm 2020, khi Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu tiên chẩn đoán được chùm ca bệnh botulinum sau khi liên kết làm xét nghiệm chẩn đoán với Viện Vệ sinh Dịch tễ TP HCM và các đơn vị khác, thì các bác sĩ trên toàn quốc biết và lưu ý đến loại bệnh này", bác sỹ Hùng thông tin thêm.

Cũng theo bác sỹ Lê Quốc Hùng, bệnh botulinum do một loại vi khuẩn botulinum gây ra. Vi khuẩn này sống yếm khí, nghĩa là ở môi trường không có không khí, nồng độ oxy rất thấp thì vi khuẩn này mới hoạt động được. Vi khuẩn này có khả năng phát triển ở các loại thức ăn khi chế biến, đóng gói, đóng hộp, đóng vào bao kín, không có oxy… Như vậy, khả năng nhiễm độc loại vi khuẩn này vẫn luôn luôn rình rập.

Do đó, bác sỹ khuyến cáo người dân cần đảm bảo vệ sinh trong các công đoạn chế biến, bảo quản thực phẩm, đồ ăn, và không nên đóng kín thực phẩm nếu không có kỹ thuật tốt để tránh bị nhiễm loại vi khuẩn này. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên ăn uống hay sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn quá hạn sử dụng, ôi thiu...

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.